VN-Index bám sát vùng 1.200 điểm, đà phục hồi có bền?
Thiên Ân Thứ năm, 24/04/2025 08:29 (GMT+7)
Sau một phiên giảm mạnh kèm theo thanh khoản đột biến, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục ấn tượng trong ngày 23/4, nhờ vào những tín hiệu tích cực từ vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tâm lý nhà đầu tư đã cải thiện rõ rệt, tạo đà cho chỉ số VN-Index tiếp tục tăng mạnh.
Sau cú giảm mạnh đi kèm thanh khoản đột biến trong phiên trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục rõ nét, được tiếp sức bởi những tín hiệu tích cực từ vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tâm lý nhà đầu tư cải thiện đã giúp chỉ số VN-Index tiếp tục bật tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/4.
Ngay từ đầu phiên, lực cầu đã chiếm ưu thế, đẩy VN-Index tăng điểm liên tục và giữ được sắc xanh đến cuối phiên. Kết phiên, chỉ số này tăng 13,87 điểm, tương ứng 1,16%, lên 1.211 điểm – chính thức vượt qua vùng hỗ trợ tâm lý mạnh quanh mốc 1.200 điểm. Diễn biến tương tự cũng được ghi nhận ở chỉ số VN30 khi tăng 12,66 điểm (+0,98%) lên 1.303,04 điểm, dù vẫn chưa thể chạm ngưỡng kháng cự mạnh là đường trung bình 200 phiên ở quanh 1.320 điểm.
Sau một phiên giảm mạnh kèm theo thanh khoản đột biến, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục ấn tượng trong ngày 23/4
Sự lan tỏa của đà phục hồi được thể hiện rõ qua độ rộng thị trường trên HOSE. Có đến 281 mã cổ phiếu tăng giá, trong đó nổi bật là các nhóm ngành từng chịu áp lực bán mạnh trước đó như bất động sản, xuất khẩu, khu công nghiệp, vận tải và cảng biển. Trong khi đó, chỉ có 54 mã giảm và 35 mã đứng giá tham chiếu, phản ánh tâm lý thị trường đang có phần ổn định trở lại.
Tuy nhiên, điểm trừ của phiên hôm nay lại nằm ở thanh khoản. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE sụt giảm mạnh đến 44,4% so với phiên liền trước. Điều này cho thấy áp lực cung đã giảm đáng kể, nhưng đồng thời cũng phản ánh rằng dòng tiền vẫn chưa thực sự quay trở lại một cách mạnh mẽ. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý I/2025 tích cực đang dẫn dắt nhịp phục hồi và thu hút dòng tiền hiệu quả hơn so với phần còn lại.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại lại trở thành lực cản khi quay lại bán ròng sau hai phiên mua vào liên tiếp. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 91,9 tỷ đồng trên HOSE, phần nào kìm hãm đà hưng phấn chung của thị trường.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2505 cũng đi theo xu hướng tích cực với mức tăng 9 điểm (+0,7%), chốt tại 1.301 điểm – chỉ thấp hơn 2,04 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Các hợp đồng kỳ hạn xa như VN30F2506, VN30F2507 và VN30F2509 ghi nhận mức chênh lệch từ -6,04 đến +5,86 điểm, phản ánh sự phân hóa trong kỳ vọng của nhà đầu tư về xu hướng thị trường trung hạn.
Dù khối lượng hợp đồng giao dịch phái sinh giảm 25,65% so với phiên trước, nhưng vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất – một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường phái sinh vẫn duy trì sự sôi động. Số lượng hợp đồng mở (OI) đạt 41.494, không thay đổi đáng kể so với phiên trước đó (42.657 hợp đồng), cho thấy xu hướng giữ vị thế vẫn được duy trì.
Nhận định của các công ty chứng khoán:
Chứng khoán SHS
Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn suy giảm dưới vùng kháng cự gần nhất 1.230 điểm. VN-INdex đang nổ lực phục hồi, tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm. Đây làvùng hỗ trợ tâm lý mạnh, vùng giá trung bình trong 05 nămqua, cũng như vùng giá cao nhất năm 2018. Hỗ trợ mạnh hơn là vùng giá quanh 1.170 điểm, tương ứng giá của phiên phụ chồi tốt sau khi tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ.
Ngắn hạn những thông tin về đàm phán Mỹ- Trung Quốc, kỳ vọng giảm các mức thuế đối ứng đã công bố. Đồng thời áp lực cung ngắn hạn, áp lực bán dư nợ ký quỹ giảm tương đối sau phiên bán mạnh là động lực cho thị trường phục hồi. Với diễn biến hiện tại, dòng tiền cho thấy đang cải thiện gia tăng khá tốt ở nhiều mã khi giảm giá mạnh. Nhiều mã cơ bản tốt, có kết quả kinh doanh tích cực đã phục hồi mạnh mẽ, thoát khỏi ảnhhưởng của thị trường chung, với cơ hội sinh lợi ngắn hạn đang cải thiện khá.
Chúng tôi cho rằng rất nhiều mã, nhóm mã sau giai đoạn bán tháo đang tương đối rẽ so với các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Phù hợp các vị thế tỷ trọng dưới trung bìnht ích lũy thận trọng, hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn hạ giá vốn đầu tư.
Chứng khoán BIDV
VN-Index ngày 23/4 tăng gần 14 điểm và đóng cửa tại mốc 1,211. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 18/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Truyền thông dẫn đầu đà tăng. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch chủ yếu trong vùng 1,200 – 1,210. Điểm cân bằng ngắn hạn của thị trường có thể nằm trong vùng này, nhưng chỉ số cần thu hẹp biên độ dao động để tạo nền chắc hơn.
Chứng khoán Mirae Asset
Tiếp nối diễn biến phục hồi mạnh mẽ được diễn ra trong nửa cuối phiên chiều trước đó, VN-Index mở cửa đầy hưng phấn tăng hơn 15 điểm. Dù thị trường có lúc chịu áp lực giằng co, lực cầu vẫn được duy trì tốt, giúp chỉ số kết phiên tăng gần 14 điểm, dừng tại mốc 1.211 điểm, tương ứng mức tăng 1,2% so với phiên trước đó.
Dù điểm số tăng, nhưng sự sụt giảm mạnh về khối lượng giao dịch khiến đánh giá kỹ thuật không có nhiều thay đổi, chỉ số kỹ thuật nhích từ -2 lên 0 và tiếp tục duy trì trạng thái "Trung tính". Hệ số P/E của VN-Index hiện đang ở mức 13,4 lần.
Chứng khoán ACB
Trong ngày 23/4, VN-INdex tiếp tục đà hồi phục trên 13 điểm. Thanh khoản thị trường giảm về dưới ngưỡng trung bình của tuần và tháng, cho thấy dòng tiền mua không có sự vượt trội trong phiên này. Việc khối ngoại chuyển sang vị thế bán ròng, kết thúc chuỗi gia tăng mua ròng của 3 phiên trước đó, là điểm nhấn đáng lưu ý trong phiên giao dịch này. Trong thời gian tới, VN-INdex được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà hồi phục hiện tại, đưa điểm số đến vùng kháng cự gần nhất tại 1.250 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đối mặt với sự điều chỉnh nhẹ và sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, với VN-Index dao động quanh mức 1.200 điểm, thiếu vắng dòng tiền mạnh mẽ và lo ngại về căng thẳng thương mại quốc tế.
Giữa lúc thị trường biến động dữ dội, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chuyển sang thế phòng thủ, giảm tỷ trọng cổ phiếu xuống mức 30–50%, tránh dùng đòn bẩy tài chính và ưu tiên nắm giữ tiền mặt để duy trì sự chủ động trong bối cảnh rủi ro gia tăng.
Nghiên cứu sử dụng Lý thuyết Hành vi có kế hoạch để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đến ý định đầu tư chứng khoán xanh của thế hệ Z tại Việt Nam, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của lợi nhuận cảm nhận. Kết quả cho thấy mối quan tâm đến xã hội và quản trị DN tác động tích cực đến thái độ và ý định đầu tư xanh, trong khi môi trường không có tác động đáng kể. Nghiên cứu cũng không phát hiện vai trò điều tiết của lợi nhuận cảm nhận. Những phát hiện này giúp
CTCP Chứng khoán Everest là đại lý đăng ký và lưu ký 3 lô trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm để đầu tư vào Dự án Khu du lịch Prime Cam Ranh Bay Hotels & Resorts. Tuy nhiên, hiện Công ty Cam Lâm đã phá sản, Dự án Prime Resort & Hotel cũng mới bị phạt vì xây chưa giấy phép...
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động không ngừng, danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán luôn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Một trong những cái tên đáng quan tâm là Công ty Chứng khoán FPT ( mã chứng khoán: FTS), khi báo cáo tài chính mới nhất hé lộ những khoản đầu tư đáng chú ý của doanh nghiệp này.