BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẦN MỰC KẾ TOÁN CÔNG TẠI CÁC QUỐC GIA HIỆN NAY
ThS. Đoàn Thị Thảo Uyên
Tóm tắt
Các tổ chức quốc tế như IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới) và các cơ quan quản lý tài chính quốc tế thường đặt áp lực để các quốc gia áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính (BCTC). Khi kinh tế phát triển, nhu cầu về thông tin tài chính rõ ràng và chính xác cũng gia tăng, thúc đẩy các quốc gia cải thiện hệ thống kế toán công và áp dụng chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng BCTC. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và các khối kinh tế khu vực như EU đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chuẩn mực kế toán, buộc các quốc gia phải điều chỉnh hệ thống kế toán công để phù hợp. Các quốc gia thường điều chỉnh và cập nhật chuẩn mực kế toán công (CMKTC) để phản ánh sự thay đổi trong nền kinh tế và yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Sự linh hoạt trong điều chỉnh chuẩn mực giúp các quốc gia có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả. Các quốc gia thường học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong việc áp dụng CMKTC và các diễn đàn quốc tế như G20, APEC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và học hỏi chung về các phương pháp và chuẩn mực kế toán. Bài viết này nhấn mạnh rằng, bối cảnh kinh tế toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến áp dụng CMKTC mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập và cải tiến chuẩn mực kế toán để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
Từ khóa: chuẩn mực kế toán quốc tế, quản lý tài chính công, hợp tác quốc tế về kế toán, cải cách kế toán công; G20 và kế toán công; APEC và chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kế toán quốc gia.
Abstract
International organizations such as the IMF (International monetary fund), the WB (World bank), and other international financial regulatory bodies often exert pressure on countries to adopt international accounting standards to enhance transparency and reliability in financial reporting. As the economies advance, the demand for clear and accurate financial information also increases, prompting countries to improve their public accounting systems and adopt international standards to elevate the quality of financial reporting. Participation in free trade agreements and regional economic blocs like the EU imposes stricter requirements on accounting standards, compelling countries to adjust their public accounting systems accordingly. Countries often revise and update public accounting standards to reflect changes in the economy and the demands of the international community. Flexibility in adjusting standards allows countries to respond quickly and effectively. Countries frequently learn from and share experiences with each other in implementing public accounting standards, with international forums such as the G20 and APEC playing crucial roles in promoting cooperation and mutual learning on accounting methods and standards. This article emphasizes that the global economic context not only affects the adoption of public accounting standards but also promotes the integration and improvement of accounting standards to meet the demands of the modern economy.
Keywords: international accounting standards, public financial management, international cooperation in accounting, public accounting reform, G20 and public accounting, APEC and accounting standards, ational accounting standards.
JEL Classifications: M40, M41, M49.
DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.07202412
Tải bản đầy đủ tại đây: