Công ty xuất nhập khẩu Việt Phát bị kiểm toán phát hiện sai lệch thông tin
AnhThứ ba, 15/07/2025 11:17 (GMT+7)
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (mã VPG) có giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ với một tổ chức có liên quan đến người nội bộ; sai thông tin thuế...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 375/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (mã VPG).
Công ty Việt Phát đã vướng phải hai lỗi chính. Thứ nhất, công ty bị phạt 60 triệu đồng vì hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn. Cụ thể, Công ty đã không công bố đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống của UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và trang thông tin điện tử của công ty đối với Bản án phúc thẩm số 549/2023/HC-PT ngày 26/07/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Hành vi này vi phạm Điểm a Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Công ty Việt Phát bị phạt tổng cộng 235 triệu đồng do các hành vi vi phạm nghiêm trọng liên quan đến công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 và BCTC hợp nhất giữa niên độ đã được soát xét cho giai đoạn 6 tháng đầu năm 2024, UBCKNN phát hiện Công ty Việt Phát có giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ với Công ty cổ phần Xây dựng Bất động sản Việt Phát – một tổ chức có liên quan đến người nội bộ của Công ty. Với hành vi công bố thông tin sai lệch này, công ty Việt Phát nhận mức phạt 175 triệu đồng.
Cụ thể, trong Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023 và Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024, Công ty Việt Phát lại trình bày "Không có" các giao dịch giá trị lần lượt là 33.590.625.832 đồng và 133.817.283.697 đồng. Hành vi công bố thông tin sai lệch này vi phạm Khoản 5 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm b Khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Ngoài hình thức phạt tiền, công ty Việt Phát còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi công bố thông tin sai lệch, theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điểm d Khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP. Thời hạn và các nội dung liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sẽ tuân thủ các quy định hiện hành.
Trong năm 2025, công ty Việt Phát đã có vi phạm tương tự về công bố thông tin và bị Chi Cục thuế khu cực Hồng Bàng - An Dương (Cục Thuế Hải Phòng) xử phạt và truy thu thuế với số tiền hơn 16,1 tỷ đồng vì đã thực hiện hành vi gửi Thông báo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên và hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Giữa tháng 7/2025, VPG vừa công bố đơn từ nhiệm của loạt lãnh đạo, bao gồm Tổng Giám đốc và cựu Chủ tịch mới đây bị khởi tố.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Đức - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Việt Phát gửi đơn từ nhiệm vào ngày 09/07, sau khi giữ chức vụ điều hành cao nhất từ tháng 8/2020 và được bầu vào HĐQT kể từ tháng 4/2022. Các lãnh đạo xin từ nhiệm còn lại là cựu Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Văn Bình và Thành viên HĐQT - ông Chu Tuấn Anh. Ngoại trừ ông Tuấn Anh, cả 2 nhân sự còn lại đều đã bị khởi tố.
Cụ thể, vào đầu tháng 6/2025, Bộ Công an cho biết Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã tập trung làm rõ dấu hiệu “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, đưa hối lộ; nhận hối lộ và môi giới hối lộ" xảy ra tại Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung cùng một số đơn vị liên quan.
Căn cứ kết quả điều tra, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với 8 bị can, trong đó có ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch Việt Phát lúc bấy giờ và ông Nguyễn Văn Đức - Tổng Giám đốc Việt Phát.
Công ty cổ phần Chứng khoán Alpha có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng với mức phạt khủng. Công này không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ; liên tục thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng tiền...
Tại tỉnh Hương Yên, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Trường Sơn vượt mặt đối thủ tại 2 gói thầu liên tiếp dù giá trúng thầu cao hơn, tiết kiệm ít hơn, nhưng "ăn điểm kỹ thuật" rất lạ. Trong khi đơn vị tư vấn thầu lại chưa chắc về chuyên môn.
Trong tổng số 209 gói thầu mà Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Trường Sơn tham gia, doanh nghiệp này đã trúng tới 199 gói, chỉ trượt 4 gói, còn lại 4 gói chưa có kết quả và 2 gói bị huỷ.
Đơn cử như về công tác xử lý nợ xấu và rủi ro tín dụng, Vietcombank Tây Ninh vẫn thiếu tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ...; chi nhánh Vũng Tàu xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5 nhưng chưa có các thông tin về việc trích lập dự phòng...
Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) cấp tín dụng cho khách hàng với tài sản bảo đảm là tín chấp, quyền đòi nợ hay khoản phải thu – các hình thức tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt khi khách hàng có cảnh báo về tài chính yếu kém hoặc dự án chậm tiến độ.
Các quyết định trên có thời gian đình chỉ kéo dài đến hết ngày 31/12/2025, thể hiện sự tăng cường giám sát của Uỷ ban chứng khoán nhà nước nhằm đảm bảo tính minh bạch và chất lượng hoạt động kiểm toán trên thị trường chứng khoán.