VICA - Giá trị tự hào của nghề kế toán chuyên nghiệp
PGS.TS. Đặng Văn ThanhThứ ba, 01/07/2025 11:35 (GMT+7)
Nhân dịp Đại hội VICA lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025 - 2030) chúng ta cùng nhau nhìn lại và đánh giá toàn diện sự thăng trầm của nghề nghiệp, của quá trình chuyển giao chức năng cho tổ chức nghề nghiệp. Từ đó thấy hết trách nhiệm những việc cần làm để phát triển và nâng cao vị thế của tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt Nam.
Ở Việt Nam, kế toán chuyên nghiệp chỉ xuất hiện và được thừa nhận sau gần 20 năm đổi mới và cải cách kinh tế, bằng việc Quốc hội thông qua Luật Kế toán năm 2003, văn bản pháp lý đầu tiên về kế toán. Hai năm sau, Chính phủ mới ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định về dịch vụ kế toán, về cung cấp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán, giao nhiệm vụ tổ chức nghề nghiệp (VAA) xây dựng phương án và tổ chức thành lập, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, tổ chức tiếp nhận đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, quản lý thị trường dịch vụ kế toán. Bắt đầu từ năm 2007, thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam đã vận hành với số lượng vô cùng ít ỏi các công ty và các kế toán viên hành nghề dịch vụ kế toán.
VICA là tổ chức nghề nghiệp của những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp ở Việt Nam, tập hợp những kế toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề và các công ty dịch vụ kế toán, đã phát triển cả về số lượng, chất lượng.
Năm tháng qua đi, đội ngũ những người hành nghề kế toán tăng dần, thị
trường dịch vụ kế toán đã có hình hài và có vị trí trong thị trường tài chính,
thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán. Đội ngũ những người cung cấp dịch vụ
kế toán đã tập hợp thành lập Chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA). Qua 18
năm hoạt động, những kế toán viên hành nghề, những kế toán chuyên nghiệp và tổ
chức nghề nghiệp hành nghề kế toán đã trụ vững, phát triển, quan trọng hơn là
góp phần tích cực phát triển thị trường dịch vụ và hỗ trợ có hiệu quả cho doanh
nghiệp.
Trong nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị
trường Nhà nước lãnh đạo và điều hành nền kinh tế bằng luật pháp và các công cụ
quản lý kinh tế. Ngay từ khi bắt đầu cải cách và đổi mới nền kinh tế, Nhà nước
Việt Nam đã kiên quyết từ bỏ cơ chế quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính, từ
bỏ việc điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh chuyển sang điều hành và quản lý
nền kinh tế bằng luật pháp, sử dụng linh hoạt các quy luật kinh tế và hệ công
cụ kinh tế. Đây là bước chuyển rất mạnh về tư duy và về nhận thức. Nhà nước tập
trung trí tuệ, công sức để hoạch định chính sách, điều hành kinh tế vĩ mô và
quản lý có hiệu quả nền kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước có chủ trương và
triển khai từng bước việc chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, cho các tổ chức, các cá nhân thuộc các thành phần kinh tế cùng
thực hiện. Đây là một xu hướng tất yếu và cũng là thông lệ ở các quốc gia có
nền kinh tế thị trường.
VAA và VICA đã tiếp nhận nhiệm vụ xây dựng cơ chế, quy trình quản lý hành nghề và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký hành nghề.
Trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm
toán, các hoạt động dịch vụ xuất hiện và được thừa nhận: dịch vụ kiểm toán,
dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, thẩm định giá, đại lý thuế,... Yêu cầu đặt
ra, không chỉ phát triển về mặt số lượng, quy mô các tổ
chức dịch vụ, các loại hình dịch vụ và phạm vi cung cấp dịch vụ, mà phải tăng
cường đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, tăng cường quản lý và
tăng cường niềm tin của xã hội. Dịch vụ kế toán mặc dù mới hình thành và rất
non trẻ, nhưng phát triển khá nhanh, đóng góp tích cực vào phát triển các hoạt
động kế toán - kiểm toán, phát triển thị trường dịch vụ kế toán góp phần tăng
trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, các hoạt động dịch vụ kế toán -
kiểm toán đã được phát triển theo thông lệ và yêu cầu về dịch vụ kế toán của
các nước trên thế giói, trước hết với các nước thành viên trong Liên đoàn Kế
toán các nước ASEAN (AFA). VICA là tổ chức nghề nghiệp của những người hành
nghề kế toán chuyên nghiệp ở Việt Nam, tập hợp những kế toán viên chuyên nghiệp
có chứng chỉ hành nghề và các công ty dịch vụ kế toán, đã phát triển cả về số
lượng, chất lượng và nâng cao năng lực nghề nghiệp, từng bước khẳng định vị trí
và tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp kế toán; là thành viên tin cậy và đóng
góp tích cực vào việc nâng cao vị thế và uy tín của của tổ chức nghề nghiệp kế
toán Việt Nam (VAA), duy trì và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức nghề
nghiệp kiểm toán (VACPA) đại lý Thuế (VTA), thẩm định giá (VVA),...
Những người
hành nghề kế toán có quyền tự hào là những người tiên phong mở nghiệp,
tạo lập nghề nghiệp và duy trì, phát triển cho đến hôm nay. 18 năm, 03 kỳ đại
hội là khoảng thời gian không dài nhưng đầy gian nan, vất vả và hào hùng. Chỉ
với vài chục hội viên ban đầu, hình thành và hoạt động trong bối cảnh khó khăn
với dịch vụ mới lạ, hầu như chưa có thị trường, các hội viên và chi hội tự bươn
trải, kiếm sống và tựa vào nhau để duy trì hoạt động. Từ năm 2005, Chính phủ đã
có chủ trương giao cho Hội Kế toán và Kiểm toản quản lý hành nghề kế toán. Bộ Tài
chính đã có Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005, về việc chuyển giao chức
năng quản lý hành nghệ kế toán cho VAA và quy định lộ trình chuyển giao các dịch
vụ công khác trong những năm sau. VAA và VICA đã tiếp nhận nhiệm vụ xây dựng cơ
chế, quy trình quản lý hành nghề và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, tiếp
nhận, quản lý hồ sơ đăng ký hành nghề. Rất đáng tiếc, khi thị trường đã hình thành,
đang phát triển, công tác quản lý, hướng dẫn hành nghề và cung cấp dich vụ kế
toán đã đi vào nề nếp, vận hành trôi chảy, đúng theo chức năng của tổ chức nghề
nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo thông lệ quốc tế thì lại có sự biến
động và thay đổi.
Từ
năm 2016, công tác quản lý dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán được chuyển
giao cho Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán). VICA tiếp tục hoạt động
với tư cách và chức năng của một tổ chức nghề nghiệp và chuyên nghiệp, tập hợp
và hỗ trợ hội viên hành nghề và cung cấp dịch vụ kế toán trong nền kinh tế.
Trăn trở, ngỡ ngàng và hụt hẫng, nhưng VICA và kế toán viên hành nghề vẫn duy
trì hoạt động và tiếp tục phát triển. Số người hành nghề, số công ty cung cấp
dịch vụ kế toán tăng đều qua các năm. Đến nay, VICA đã có 82 hội viên tập thể và 101 hội viên cá nhân.
VICA đã tập hợp những người hành nghề tâm huyết, trách nhiệm tổ chức các hoạt
động nghề nghiệp, nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng dịch vụ và nâng cao
ủy tín của VICA. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, không chỉ phải cạnh
tranh với các tổ chức, cá nhân hoạt động không chính thức ngoài phạm vi kiểm soát
mà với cả các tổ chức dịch vụ kế toán, kiểm toán nước ngoài đang có mặt tại
Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty (Big 4) hay văn phòng đại diện hoặc
một hình thức nào đó. VICA vẫn chủ động tổ chức các hoạt động tư vấn khoa học,
phản biện xã hội, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức nâng cao năng lực, kỹ năng hội viên, hỗ trợ và hướng dẫn hội
viên mở rộng thị trường, đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều hội viên
giữ vững bản lĩnh, yêu nghề, say nghiệp và rất có trách nhiệm với nghề nghiệp
và tổ chức nghề nghiệp. VICA đã vinh dự được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam (VUSTA) tặng cờ thi đua, bằng khen và Bộ Tài chính tặng bằng
khen. Nhiều hội viên được vinh danh là chiến sĩ thi đua, nhận bằng khen của
VUSTA và Bộ Tài chính.
Dịch vụ kế toán là một loại hình dịch vụ có
điều kiện, có tác động không chỉ tới nghề nghiệp kế toán và tới chất lượng sản
phẩm, thông tin do dịch vụ kế toán cung cấp mà còn tác động đến niềm tin, sự
tin cậy của xã hội đối với nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp và uy tín nghề
nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu và là trách nhiệm, là đạo đức của những kế
toán viên có chứng chỉ, những người hành nghề chuyên nghiệp. Tổ chức nghề
nghiệp, những hội viên của VICA có quyền tự hào đã làm tròn trách nhiệm cống
hiến cho nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Từ
thực tế hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, hoạt động của tổ chức nghề nghiệp
những kế toán viên hành nghề hướng tới mục tiêu: “Hội tụ - Chuyên nghiệp - Trách
nhiệm”, rất cần thiết triển khai một số giải pháp để nâng cao hơn nữa uy tín và
chất lượng của tổ chức nghề nghiệp kế toán, trong thời gian từ nay đến năm 2030:
Một là, cần thống nhất nhận thức về dịch vụ kế toán, về
sự cần thiết và lợi ích của dịch vụ
Chủ trương phát triển thị trường tài chính là cần
thiết nhưng còn rất nhiều rào cản từ phía các cơ quan Nhà nước và rất khác nhau
về quan điểm, về phạm vi và mức độ, đặc biệt là quan điểm quản lý, kiểm soát đối
với dịch vụ kế toán. Quan điểm về kinh tế thị trường đã rõ, nhưng trong đó
không dễ dàng gì để một số viên chức nhà nước nhận thức đầy đủ và sẵn sàng từ
bỏ quyền lực, lợi ích từ dịch vụ công. Mặc dù không thuộc chức năng hoạch định
chính sách hay quản lý nhà nước, nhưng việc cung cấp dịch vụ công mang tính
quản lý (như đăng ký hành nghề, xác nhận điều kiện hành nghề, công bố danh sách
kế toán viên được hành nghề, không được hành nghề,...) là những quyền năng vô
hình không dễ gì buông bỏ. Khác với các nước trong khu vực Đông Nam châu Á,
những điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán ở Việt Nam có vẻ như được quy định rõ
ràng, nhưng cách thực quản lý lại không rõ ràng. Vì vậy, người cung cấp dịch vụ
kế toán, các cá nhân tổ chức hành nghề vẫn gặp những khó khăn không đáng có để
được chấp nhận đủ điều kiện hành nghề và cung cấp dịch vụ.
Ngay từ những
năm đầu tạo lập thị trường dịch vụ kế toán, VAA và VICA đã làm tốt những công việc
được chuyển giao như đăng ký hành nghề, hướng dẫn và quản lý hành nghề, đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, đảm bảo cho hội viên đủ 40h/năm,
chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm soát chất lượng dịch vụ, kiểm soát đạo
đức nghề nghiệp, động viên và khích lệ lòng tự hào và tự ái nghề nghiệp của các
kế toán viên hành nghề.
VICA là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nên Chi hội chỉ có
thể tồn tại và phát triển trên cơ sở được thực hiện chức năng nhiệm vụ hỗ trợ
và quản lý nghề nghiệp, đây cũng là thông lệ và là kinh nghiệm về hoạt động của
tổ chức nghề nghiệp các nước. Để có thể đảm nhiệm được những công việc đó thì Chi
hội phải khẳng định được vai trò thông qua đội ngũ cán bộ Chi hội giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý, tốt về phẩm chất đạo đức, chuyên
nghiệp về phong cách làm việc, tạo lập niềm tin và sự tin cậy về chất lượng
dịch vụ.
Hai là, cần chuẩn bị sẵn mọi điều kiện từ cơ chế, quy
chế, điều kiện vật chất và nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện các dịch vụ
Đây là nội dung rất quan trọng nhưng không đơn giản và
rất khó, khó nhất là năng lực tổ chức, năng lực thực hiện và cung cấp dịch vụ
có chất lượng. Để quản lý hành nghề, quản lý dịch vụ phải có những cơ chế quy
chế rõ ràng từ quy chế quy trình cung cấp dịch vụ, quy chế và quy trình kiểm
soát chất lượng dịch vụ. Để cung cấp dịch vụ tư vấn khoa học, dịch vụ nghiên
cứu khoa học, dịch vụ đào tạo bồi dưỡng phải có chương trình, nội dung tư vấn,
huấn luyện, có đội ngũ chuyên gia và các nhà chuyên môn (cơ hữu và cộng tác
viên tác viên) đủ năng lực, đủ uy tín. Đồng thời, phải xác lập được các mối
quan hệ công tác hỗ trợ, phối hợp cùng thực hiện, kể cả các mối quan hệ hợp tác
với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.
Từ thực tế
hoạt động nhận thấy, để hoạt động của Chi hội phát triển bền vững, hiệu quả
cao, để có thể thực hiện các dịch vụ kế toán, rất cần củng cố và tăng cường đội
ngũ cán bộ Hội cả về số lượng và chất lượng. Cán bộ hội phải là những người thực
sự tâm huyết vì nghề ng hiệp, có năng lực và kỹ năng tổ chức tập hợp hội viên. Cần
thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, cần tập hợp lực lượng và trí tuệ
cho họat động của Hội bằng chính các hình thức hoạt động ngày càng phong phú,
đa dạng và hấp dẫn vì quyền lợi của hội viên và phục vụ tốt nhất cho sự phát
triển của nghề nghiệp
Thứ ba, chăm
lo giữ gìn uy tin và độ tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ, trong việc hỗ trợ
và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên
Chất lượng dịch vụ do tổ chức nghề nghiệp và do hội
viên cung cấp, phải đảm bảo được kiểm định và được đánh giá. Mọi hoạt động cung
cấp dịch vụ phải công khai, minh bạch, phải được đổi mới và bám sát, cũng như
thỏa mãn nhu cầu của người thụ hưởng dịch vụ.
Thứ tư, chủ
động tổ chức triển khai các hoạt động dịch vụ theo quy định trong Điều lệ,
trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp
Không trông chờ, chủ động làm, có báo cáo cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền, làm cho tốt, đúng quy định của Luật pháp. Chủ động
tạo thị trường và tham gia vào phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường nguồn
nhân lực, thị trường dịch vụ kế toán và tư vấn,...
Thứ năm, thiết lập và phát triển các quan hệ hợp tác
quốc tế về nghề nghiệp
Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp quốc
tế và khu vực. Chủ động hợp tác, phối hợp tổ chức các hoạt động nghề nghiệp góp
phần gia tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho hội viên, động viên và tạo điều
kiện để hội viên tham gia các hoạt động nghề nghiệp trên tinh thần tự nguyện và
thu được lợi ích.
Thứ sáu, để đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ
có hiệu quả, cần tranh thủ tối đa sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước
và VAA
Kinh nghiệm cho thấy, một khi các cơ quan chức năng của
Bộ Tài chính, các viên chức của cơ quan nhà nước, trong đó đặc biệt là Cục Quản
lý, giám sát kế toán, kiểm toán ủng hộ và tham gia tích cực, chủ động, tự
nguyện vào các hoạt động nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp kế toán thì hoạt động
tư vấn, khoa học, phản biện xã hội và cung cấp dịch vụ của Hội, hội viên sẽ
thuận lợi và thành công nhiều hơn, nếu không thì sẽ ngược lại. Chỉ có như vậy,
thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam mới phát triển mạnh cả về quy
mô và chất lượng.
Tóm lại, nghề nghiệp kế toán
chuyên nghiệp, thị trường dịch vụ kế toán đã hình thành và phát triển, đóng góp
tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế và vai trò của
kế toán trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Những hội viên của tổ
chức nghề nghiệp kế toán, những kế toán viên chuyên nghiệp tự hào và vinh dự với
nghề nghiệp cao quý, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp. Hãy nêu cao trách nhiệm
và lòng yêu nghề nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín và vị thế của tổ chức nghề
nghiệp phấn đấu xây dựng tổ chức nghề nghiệp kế toán: “Hội tụ - Chuyên nghiệp -
Trách nhiệm” là tổ chức thành viên tích cực và tin cậy của VAA.
Phân tích tác động của công nghệ số và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành kế toán, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đổi mới quy trình kế toán trong thời đại số. Đồng thời, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp ngành kế toán Việt Nam thích ứng với thay đổi, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số.
Theo định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tại các Công ty Dịch vụ Công ích TP.HCM là yêu cầu cấp thiết.
Nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kế toán tài chính trên cơ sở chứng từ gốc bảo đảm phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
Hiệp hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam là Hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam. Hiệp hội được Bộ Tài chính ủy nhiệm để tổ chức ôn thi để thi lấy chứng chỉ Kế toán viên hành nghề và làm các thủ tục đăng ký ôn thi, phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng quy định của Hội đồng thi Bộ Tài chính.