Tổng Công ty Dược và nhóm công ty thành viên lãi khủng

Huyền Thương Thứ bảy, 29/03/2025 18:04 (GMT+7)

Tổng Công ty Dược Việt Nam (mã DVN) và 12 công ty đang sở hữu với mã TW3, DP1, IMP... đồng loạt báo lãi tăng mạnh. Nhóm doanh nghiệp này thu hút giới tài chính, bất động sản tham gia vào ban lãnh đạo công ty, cổ đông lớn... Tuy vậy, các giao dịch cổ đông vẫn là một ẩn số.


Lãi tăng 25%, tiền dự trữ dồi dào, nợ xấu phát sinh nhiều

Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (mã DVN - UpCOM) chưa công bố báo cáo tài chính 2024 sau kiểm toán. Theo báo cáo hợp nhất tự lập cũng đã khá ấn tượng với dòng tiền dự trữ tăng, tài sản cuối năm cao hơn đầu năm. Trong đó, phát sinh mới khoản tương đương tiền hơn 250 tỷ đồng. Quỹ đầu tư phát triển tăng 350 tỷ đồng lên 416 tỷ đồng. Khoản tiền mặt gửi ngân hàng cũng đem lại nguồn thu khá đều.

DVN đang có 732 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Nửa cuối năm ngoái, Tổng công ty cũng đã chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 700 đồng/cổ phiếu. Năm qua, chi phí lãi vay giảm (còn 53 tỷ đồng) nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của DVN tăng. Điểm nhấn lợi nhuận đến từ các công ty con - công ty liên kết và 30 tỷ đồng phát sinh từ thu nhập khác. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 của DVN đạt 533 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước đó.

Tuy nhiên, có một điểm lưu ý đang được điều chỉnh trong BCTC như khoản dự phòng phải thu khó đòi tăng thêm 11 tỷ đồng trong năm, khoản trả trước cho bên bán từ nhà bán hàng Panpharma GmbH xuống còn 0 đồng, khoản trả trước cho bên khác (không rõ thuyết minh nguồn nào) là 25,7 tỷ đồng.

Hiện công ty có khoản tiền thu được từ việc cho thuê văn phòng cao cấp. Từ nhiều nguồn thu, lương của các lãnh đạo cũng tăng đều. Trong đó lương cao nhất là ông Đinh Xuân Hấn và Bà Hàn Thị Khánh Vinh, mức lương khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, nợ xấu của DVN tăng do giá trị có thể thu hồi giảm tiếp gần một nửa, phải thu quá hạn khác tăng gần 5 tỷ đồng... Hàng tồn kho tăng ở mục hoàng hoá và hàng gửi bán.

Cổ phiếu DVN hưởng lợi khi lợi nhuận công ty tăng trưởng tốt

Năng động đầu tư bất động sản, nhờ thế mạnh chuyên môn của Ban lãnh đạo, cổ đông "bảo mật"

Theo báo cáo tài chính 2024, Tổng Dược Việt Nam đang sở hữu hơn 10 công ty, các công ty này đều đang kinh doanh có lãi từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ. Những doanh nghiệp này chủ yếu được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cùng với cổ phiếu DVN, các mã IMP, DP1... thu hút nhà đầu tư

Ngoài hơn chục công ty con và công ty liên kết, ban lãnh đạo DVN cũng tăng cường đầu tư góp vốn, đầu tư tài chính vào các đơn vị khác. Trong đó, có một số đơn vị không chính ngạch như CTCP Phát triển đô thị Đông Dương với hệ thống bất động sản lớn. Vinaland Group tiền thân là một công ty chuyên về xây dựng dân dụng và công nghiệp trong đó có các dự án lớn như nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, cụm các dự án căn hộ – bệnh viện quốc tế tại quận Bình Tân.

DVN cũng góp vốn vào CTCP Kingdom Đông Dương, đại diện công ty này đang đứng một nhóm doanh nghiệp khác liên quan đến tài chính, bất động sản. Được biết khoản đầu tư này đang được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của DVN tại ngân hàng.

Trong ban lãnh đạo, cổ đông của DVN và nhiều công ty thành viên xuất thân từ giới tài chính hoặc có mối liên hệ thân thiết. Đơn cử như, DP3 có các cổ đông lớn là vợ của cổ đông lớn khác. Chủ tịch cùng lãnh đạo cũng là cổ đông lớn.

Hay tại Dược Trung ương 3 (mã TW3), ông Trương Thoại nhân là cổ đông lớn thứ 2 sau DVN. Vị này đang là TVHĐQT kiêm Tông Giám đốc cũng đang là người có mức lương cao nhất tại TW3. Ông Trương Thoại Nhân từng là Kế toán trưởng.

Quay lại cơ cấu lãnh đạo công ty mẹ DVN, bà Hàn Thị Khánh Vinh có thế mạnh chuyên môn kế toán tài chính hiện đang là lãnh đạo cấp cao, quản trị nhiều công ty thành viên khác.

Ngoài cổ đông Nhà nước nắm giứ 65% cổ phần, 2 cổ đông sau là quỹ đầu tư tài chính có tiếng trên thị trường, khoảng 27% cổ phần khác của DVN không rõ danh tính.

Cổ đông Quỹ đầu tư Cơ hội PVI nằm trong hệ thống của CTCP PVI. Được biết, một trong những đơn vị tài chính mạnh của PVI là PVI AM đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các cổ đông lớn của PVI bao gồm HDI Global SE (công ty con của Tập đoàn Talanx – định chế bảo hiểm và tài chính lớn thứ 3 của CHLB Đức) và Tập đoàn IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới).

Hoặc cổ đông CTCP Sam Holdings (mã SAM) cũng có hệ thống cổ đông là công ty chứng khoán, tài chính chuyên nghiệp. Năm 1986 Thành lập Nhà máy vật liệu Bưu điện II theo quyết định số 28/QĐ/TCCB của Tổng cục Bưu điện, là tiền thân của Công ty cổ phần cáp và vật liệu Viễn thông. Năm 1998 Cổ phần hóa Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông thành Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM) theo quyết định số 75/1998/QĐ-TCCB do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện ký. Năm 2000 là 01 trong 02 Công ty đầu tiên được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, mã chứng khoán là SAM.

Tuy vậy, 2 cổ đông quỹ nói trên đang không phải là hai cổ đông chủ chốt tại DVN. Các cổ đông này trước đó có mối quan hệ với ban lãnh đạo, nhưng khi SCIC tiếp nhận vốn Nhà nước giai đoạn giữa năm 2023, 2 cổ đông này đã lần lượt thoái vốn. Cùng thời điểm, loạt lãnh đạo DVN xin từ nhiệm.

Đến nay, các giao dịch cổ đông lớn và các cổ đông trong số 27% cổ phần DVN gần như được bảo mật. Một số nguồn tin từng đưa nhưng đã được ẩn đi.

Một số cổ đông lớn tại công ty thành viên như Dược Trung ương 2 (mã DP2) nếu có lỡ công khai lại là cổ đông không liên quan gì đến ngành dược. Ví dụ 2 cổ đông lớn CTCP XNK Thủ công mỹ nghệ và CTCP Đầu tư Tài chính Đất Việt đều do đại gia Cao Minh Sơn đứng sau với hàng loạt dự án bất động sản ở Hà Nội.

Đước biết, mới đây, ngày 08/01/2025 tại Hà Nội, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam & Top 10 Công ty uy tín Việt Nam năm 2024. Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm) vinh dự tiếp tục được xếp thứ hai trong danh sách Top 10 công ty phân phối dược phẩm uy tín nhóm ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe năm 2024.

Ngày 21/4 tới, Tổng công ty sẽ tổ chức đại hội cổ đông công bố kết quả kinh doanh khả quan năm 2024 và kế hoạch triển khai năm 2025.