Kiểm toán tham gia gỡ vướng dự án 10.000 tỷ đồng cùng Tập đoàn Trung Nam
Huyền Thương Thứ tư, 23/07/2025 13:54 (GMT+7)
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 212/NQ-CP nhằm gỡ vướng Dự án ngăn triều gần 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra khả năng về việc tái khởi động lại một trong những dự án tại TPHCM.
Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng sắp tái khởi động
Dự án giải quyết ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự án ngăn triều 10.000 tỷ) gần 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). TPHCM thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng); phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng).
Dự án khởi công từ năm 2016 và đến 2020 phải tạm ngừng thi công khi khối lượng đạt hơn 90%. Luỹ kế giá trị giải ngân (theo hợp đồng tín dụng) đến ngày 28/11/2023 hơn 8.276 tỷ đồng/9.976 tỷ đồng (đạt 82,96%). Nguồn vốn còn lại cần huy động để thi công hoàn thành công trình khoảng 1.699 tỷ đồng (theo tổng mức đầu tư ban đầu).
Bộ Tài chính chỉ ra loạt "nút thắt" khiến siêu dự án chống ngập của TPHCM không về đích đúng hẹn. Cụ thể, hiện dự án này có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng do thời gian điều chỉnh thực hiện kéo dài và phát sinh lãi vay. Do đó, TPHCM đang thực hiện thủ tục điều chỉnh lại dự án.
Về nguồn vốn dự án, hiện Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) không có đủ cơ sở để ký phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (doanh nghiệp dự án) để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thu nợ tái cấp vốn đối với Nhà đầu tư.
Về việc thanh toán cho nhà đầu tư, dự án này không có quyết định phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện. Việc thanh toán hợp đồng BT được thực hiện bằng quỹ đất, trường hợp có chênh lệch thì thực hiện bù trừ bằng tiền theo nguyên tắc quy định. Tuy nhiên, UBND TPHCM đã ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng với nhà đầu tư, trong đó xác định phương thức thanh toán cho dự án không tuân thủ nguyên tắc trên.
Theo Bộ Tài chính, điều này cũng được nêu trong Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 1/4/2021 về việc tiếp tục triển khai dự án. Trong đó, Chính phủ đã xác định việc UBND TPHCM phê duyệt đề xuất dự án, ký kết hợp đồng BT với nhà đầu tư có những nội dung chưa phù hợp với quy định. Đặc biệt, về phương án thanh toán cho nhà đầu tư và thẩm quyền quyết định chủ trương sử dụng vốn Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án.
Với loạt vướng mắc pháp lý, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 212/NQ-CP nhằm gỡ vướng. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra khả năng về việc tái khởi động lại một trong những dự án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực quan tâm.
Với nghị quyết 212, UBND TPHCM được quyền quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lập, thẩm định, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Cụ thể, TPHCM sẽ phải thực hiện nhiệm vụ xác định quỹ đất và tiến hành định giá đất theo giá thị trường để thanh toán cho nhà đầu tư. Việc định giá đảm bảo minh bạch và tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về đất đai cũng như các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội.
Trong trường hợp giá trị quỹ đất không đủ để thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng (sau khi đã rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý), TPHCM sẽ phải tự cân đối, bố trí từ nguồn vốn đầu tư công của mình để chi trả phần còn thiếu. Ngoài ra, thành phố cũng được giao toàn quyền quyết định việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để phù hợp với tình hình thực tế.
Để đảm bảo tính minh bạch, Chính phủ cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, kiểm toán toàn bộ dự án trước khi quyết toán, nhằm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí.
Trung Nam Group được thành lập vào 2004, xuất phát điểm là đơn vị trong lĩnh vực xây dựng. Sau 20 năm hoạt động, Trung Nam Group phá triển thành tập đoàn đa ngành hoạt động chính trong 5 lĩnh vực gồm năng lượng, hạ tầng - xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử.
Lĩnh vực làm nên tên tuổi của Trung Nam Group là mảng năng lượng tái tạo. Theo thống kê, tập đoàn này có 9 dự án điện với tổng công suất thiết kế là 1.406 MW, sản lượng gần 4 tỷ kWH. Số tiền mà doanh nghiệp này đã bỏ ra để đầu tư vào các dự án trên lên đến hơn 48.200 tỷ đồng.
Giai đoạn gần đây, tình hình tài chính của Tập đoàn đoàn có xu hướng tích cực hơn, nhiều dự án tại các tỉnh được tháo gỡ khó khăn. Nhiều công ty con kinh doanh tăng trưởng lợi nhuận, thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn.
Theo thông tin từ lãnh đạo Trung Nam, Tập đoàn đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia cùng lộ trình về năng lượng thay thế và hướng đến Net – Zero vào 2050. Ngoài việc nhìn thấy tiềm năng của các dự án điện gió, mặt trời hiện có thì đơn vị cũng hướng đến các loại hình năng lượng đang là xu thế tất yếu như hydrogen và LNG để đi tiếp giai đoạn này.
Công ty của ông Nguyễn Văn Đoạt nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Theo quy định mới, công ty phải nộp một khoản bổ sung bằng 5,4%/năm đối với trường hợp chưa có quyết định giá đất trước khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thị trường tài chính nửa đầu năm 2025 chứng kiến một cuộc rượt đuổi lợi nhuận đầy kịch tính khi các ngân hàng vừa và nhỏ bất ngờ bứt tốc. Bức tranh lợi nhuận không còn phân chia rạch ròi theo quy mô, mà đang được định hình bởi chiến lược, tốc độ chuyển mình và khả năng kiểm soát rủi ro.
Đại diện lãnh đạo Đảng ủy MTTQ vừa công bố Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chỉ định nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó Bí thư Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Hùng Vương 85 triệu đồng vì không công bố hàng loạt thông tin quan trọng. Đây không phải lần đầu doanh nghiệp này vướng sai phạm, cho thấy sự thiếu minh bạch của công ty.
Nền hành chính không giấy tờ là sự đổi mới sâu sắc trong tư duy quản trị công vụ. TP Huế đang nhân rộng mô hình, kiến tạo nền hành chính số minh bạch, hiệu quả .