Công ty Vận tải biển Sài Gòn bị phạt vì không công bố thông tin
Linh GiangThứ ba, 22/07/2025 13:55 (GMT+7)
Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) đang nắm trên 51%, Công ty TNHH Dịch vụ tiếp vận toàn cầu (GSL) nắm giữ trên 37% vốn tại Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn (SGS).
Theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Sài Gòn bị xử phạt 92.5 triệu đồng do vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đây là mức phạt được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Sài Gòn không công bố thông tin trên hệ thống của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu: Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024; Báo cáo quản trị công ty năm 2024, Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất bán niên năm 2024 được soát xét, BCTC hợp nhất năm 2024 được kiểm toán, Văn bản giải trình của Công ty về việc tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC riêng năm 2024 được kiểm toán.
Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn (SGS) vừa bị Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng
Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật trên hệ thống công bố thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và HNX đối với các tài liệu như BCTC hợp nhất bán niên năm 2023 được soát xét, BCTC hợp nhất năm 2023 được kiểm toán, BCTC riêng bán niên năm 2024 được soát xét.
Trước đó, ngày 10/7/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã ra quyết định đưa cổ phiếu SGS vào diện cảnh báo từ ngày 14/7/2025. Lý do được đưa ra là vì Vận tải biển Sài Gòn chưa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 trong thời hạn quy định.
Về hoạt động kinh doanh, kết quả quý I/2025 của Vận tải biển Sài Gòn ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Doanh thu thuần đạt 31,4 tỷ đồng, giảm gần 36% so với cùng kỳ năm 2024. Chi phí tài chính vẫn ở mức cao với 25 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm hơn 21,4 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 3,1 tỷ đồng, giảm 58,6% so với mức lợi nhuận hơn 7,5 tỷ đồng của quý I/2024.
Trong cơ cấu cổ đông Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) đang nắm trên 51%, Công ty TNHH Dịch vụ tiếp vận toàn cầu (GSL) nắm khoảng 37% vốn.
Công ty TNHH Dịch vụ tiếp vận Toàn Cầu (GLS) được thành lập vào ngày 19/04/2007, có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Từ khi thành lập, GLS là đại lý cho các hãng tàu và NVOCC trong khu vực. Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, GLS đang dần phát triển từ một nhà giao nhận vận tải quốc tế truyền thống trở thành một công ty cung cấp dịch vụ logistics tích hợp tại Việt Nam.
SAMCO trực thuộc UBND thành phố HCM có hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực, mỗi ngành đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, tập trung được nhiều nguồn lực, khả năng hỗ trợ, hợp tác liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Tổng công ty SAMCO có ngành mũi nhọn là ngành cơ khí chế tạo, đã được Chính phủ quy hoạch là một trong bốn Tổng công ty đảm nhiệm vai trò nòng cốt phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam.
Là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành, trong đó ngành chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao. Chuyên kinh doanh ôtô, xe buýt , xe khách, cung cấp phụ tùng chính phẩm, thực hiện bảo trì sửa chữa ôtô các loại: Toyota , Mitsubishi, Isuzu, GM, Mercedes-Benz... Sản xuất, lắp ráp các loại xe buýt và xe chuyên dùng trên nền cơ sở: Isuzu, Mitsubishi, Mercedes_Benz, Hino...
09 tập đoàn, tổng công ty, công ty được kiểm toán năm 2024 đều được Kiểm toán nhà nước (KTNN) ghi nhận kinh doanh có lãi, song hàng loạt những bất cập trong hoạt động của các doanh nghiệp đã được KTNN chỉ ra và yêu cầu phải chấn chỉnh, nhất là trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp; đầu tư tài chính chưa hiệu quả, thua lỗ…
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (mã VPG) có giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ với một tổ chức có liên quan đến người nội bộ; sai thông tin thuế...
Dự kiến Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB) sẽ tổ chức hội thảo vào 2 ngày 17/7 và 31/7/2025 nhằm hỗ trợ việc triển khai tiêu chuẩn QC 1000.
Các quyết định trên có thời gian đình chỉ kéo dài đến hết ngày 31/12/2025, thể hiện sự tăng cường giám sát của Uỷ ban chứng khoán nhà nước nhằm đảm bảo tính minh bạch và chất lượng hoạt động kiểm toán trên thị trường chứng khoán.
Các cổ đông đã biểu quyết không thông qua kết quả kiểm toán và yêu cầu Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế (IAV) thực hiện kiểm toán lại BCTC từ 14 tài khoản của HBS mở tại 4 ngân hàng (Vietcombank, BIDV, HDBank, MBBank)...
Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, cơ quan ngôn luận của Hiệp Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) vừa chính thức được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận mức điểm khoa học 0,75 trong đợt xét duyệt tạp chí năm 2025.