Chứng khoán hồi phục mạnh, nhưng đà tăng đang đối mặt thử thách cản cung

Ngọc Thu Thứ tư, 14/05/2025 08:24 (GMT+7)

Thị trường chứng khoán hồi phục ấn tượng, nhưng đà tăng mạnh đang gặp phải áp lực lớn từ vùng cản cung. Liệu đà tăng này có thể duy trì hay sẽ sớm điều chỉnh?

Thị trường chứng khoán ngày 13/5 tiếp tục duy trì đà tăng tích cực với sắc xanh lan tỏa trên nhiều nhóm ngành và thanh khoản tiếp tục được cải thiện. Tâm điểm trong ngày là sự trở lại sàn HOSE của cổ phiếu Công ty Cổ phần Vinpearl (VPL) sau 14 năm vắng bóng – đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý kể từ khi mã này bị hủy niêm yết để sáp nhập vào Vincom vào cuối năm 2011.

Ngay từ đầu phiên, VN-Index đã tạo khoảng trống tăng giá, cho thấy tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư. Đà tăng được giữ vững đến cuối phiên, với chỉ số kết phiên tại 1.293,43 điểm, tăng 10,17 điểm tương ứng 0,79%. Diễn biến của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng tích cực không kém, khi chỉ số VN30 ghi nhận mức tăng 10,75 điểm (+0,78%), quay trở lại vùng đỉnh quen thuộc 1.380–1.400 điểm – mốc từng được thiết lập vào tháng 10/2024 và tháng 3/2025.

Độ rộng thị trường tiếp tục ở trạng thái tích cực với 205 mã tăng giá trên sàn HOSE, phản ánh sự lan tỏa của dòng tiền vào nhiều nhóm ngành. Các nhóm có diễn biến nổi bật gồm ngân hàng, khu công nghiệp, bán lẻ, công nghệ - viễn thông, nông nghiệp, thép và thủy sản. Ngược lại, nhóm điện ghi nhận áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng mạnh trước đó, trong khi dầu khí và phân bón - hóa chất thể hiện sự phân hóa rõ rệt. Cùng thời điểm, có 61 cổ phiếu đứng giá tham chiếu và 106 mã giảm điểm – phần lớn là do chốt lời ngắn hạn.

Một trong những tín hiệu tích cực nhất của phiên hôm nay đến từ thanh khoản. Khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 6,2% so với phiên liền trước, cho thấy dòng tiền ngắn hạn đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Điều này cũng được củng cố bởi sự luân chuyển dòng tiền sang các mã đã giảm sâu, giúp nhiều cổ phiếu phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, khối ngoại đã quay lại mua ròng với giá trị gần 977,4 tỷ đồng trên HOSE – một tín hiệu hỗ trợ thêm cho xu hướng tích cực.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2505 cũng ghi nhận đà tăng nhẹ 6 điểm (+0,44%), đóng cửa tại mức 1.380 điểm. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn thấp hơn chỉ số VN30 cơ sở khoảng 2,78 điểm. Các hợp đồng kỳ hạn xa hơn như VN30F2506, F2507 và F2509 ghi nhận mức chênh lệch âm từ 3,68 đến 6,08 điểm. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch trong phiên giảm mạnh 33,6% so với phiên trước, đồng thời thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần đây, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu.

Dù vậy, xu hướng ngắn hạn trên thị trường phái sinh vẫn nghiêng về khả năng kiểm định lại vùng kháng cự 1.400 điểm. Khối lượng mở (OI) của hợp đồng VN30F2505 hôm nay đạt 47.406 – tăng đáng kể so với phiên gần nhất (42.866), cho thấy xu hướng gia tăng vị thế nắm giữ trong bối cảnh tuần đáo hạn hợp đồng đang đến gần.

Tổng thể, thị trường chứng khoán trong phiên 13/5 ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực: chỉ số tăng mạnh, dòng tiền cải thiện và sự quay trở lại của nhà đầu tư nước ngoài. Với tâm lý thị trường đang dần tích cực hơn và kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự quan trọng, xu hướng tăng có thể tiếp tục được củng cố trong các phiên tới.

VN-Index trải qua phiên giao dịch đầu tuần tích cực khi tăng 16 điểm, vượt mốc kháng cự 1.280 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó nổi bật có TCB (+6,2%), VIC (+3,8%). Giá trị giao dịch ghi nhận cải thiện trên cả ba sàn, tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn sau thông tin tích cực từ tiến triển đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Với quán tính tăng điểm sẵn có, dự đoán VN-Index sẽ nhanh chóng tiệm cận vùng kháng cự 1.290-1.295 điểm với kịch bản đan xen các nhịp tăng/giảm trong phiên. Ngưỡng hỗ trợ gần được đặt tại mốc 1.272 điểm. Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc cơ cấu một phần tỷ trọng các cổ phiếu đã có mức tăng nhanh trong giai đoạn qua, đồng thời kết hợp tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu đang ở nền giá hấp dẫn, có nền tảng cơ bản tốt và kỳ vọng KQKD Quý 2/2025 tăng trưởng.

Diễn biến thị trường thời gian qua

Nhận định của các công ty chứng khoán:

Chứng khoán Agribank

VN-Index trải qua phiên giao dịch đầu tuần tích cực khi tăng 16 điểm, vượt mốc kháng cự 1.280 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó nổi bật có TCB (+6,2%), VIC (+3,8%). Giá trị giao dịch ghi nhận cải thiện trên cả ba sàn, tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn sau thông tin tích cực từ tiến triển đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Với quán tính tăng điểm sẵn có, dự đoán VN-Index sẽ nhanh chóng tiệm cận vùng kháng cự 1.290-1.295 điểm với kịch bản đan xen các nhịp tăng/giảm trong phiên. Ngưỡng hỗ trợ gần được đặt tại mốc 1.272 điểm. Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc cơ cấu một phần tỷ trọng các cổ phiếu đã có mức tăng nhanh trong giai đoạn qua, đồng thời kết hợp tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu đang ở nền giá hấp dẫn, có nền tảng cơ bản tốt và kỳ vọng KQKD Quý 2/2025 tăng trưởng.

Chứng khoán SHS

Xu hướng ngắn hạn của VN-Index, sau giai đoạn phục hồi – tích lũy, đang chuyển sang tăng trưởng ngắn hạn trở lại trên vùng hỗ trợ quanh 1.265 điểm (giá trung bình 200 phiên). Hỗ trợ gần nhất là vùng 1.275 ±. Vùng kháng cự mạnh là 1.300 điểm cũng là kháng cự tâm lý và vùng giá trước phiên giảm mạnh ngày 03/04/2025 do thông tin công bố áp thuế. Tâm lý và xu hướng của thị trường tiếp tục cải thiện dưới ảnh hưởng tích cực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30.

Thị trường tiếp tục trong giai đoạn phục hồi đối với rất nhiều mã, nhóm mã. Tín hiệu tích cực thể hiện rõ ở nhiều cổ phiếu ngân hàng, nổi bật như TCB đang vượt vùng giá đỉnh lịch sử. Ngắn hạn, nhiều mã vẫn có vùng giá tương đối hợp lý so với các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, giá chưa phục hồi trở lại vùng giá trước phiên giảm điểm mạnh, tạo ra nhiều cơ hội ngắn hạn.

Tuy nhiên, chỉ số VN-Index đang tiến gần vùng giá trước phiên giảm mạnh khi công bố thuế quan. Đồng thời, diễn biến hiện tại cho thấy áp lực cung ở vùng giá cao đang bắt đầu gia tăng. Chúng tôi cho rằng đây không phải là vùng giá hấp dẫn để giải ngân thêm. Các vị thế giải ngân nên chọn lọc cẩn trọng, phụ thuộc vào triển vọng tăng trưởng ở vùng giá hiện nay. Với những trường hợp có tỷ trọng cao, nên xem xét cơ cấu danh mục ngắn hạn khi VN-Index hướng đến vùng kháng cự quanh 1.300 điểm.

Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư nên hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, thuộc nhóm đầu ngành trong các lĩnh vực chiến lược, có khả năng tăng trưởng vượt trội cùng đà phát triển của nền kinh tế.

Chứng khoán BIDV

Các chỉ số chứng khoán tăng điểm từ khi mở cửa với tâm lý được cải thiện do căng thẳng thuế quan dịu bớt. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1,293.43 điểm, tăng 10.17 điểm so với phiên trước đó. 

Trong bối cảnh vĩ mô toàn cầu được cải thiện, xu hướng tăng điểm nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì và hướng về vùng 1,300 – 1,320 điểm, đây là vùng giá trước khi Mỹ công bố chính sách thuế quan ngày 02/4/2025. Ngoài ra, các nhóm ngành bị ảnh hưởng mạnh bởi chính sách thuế quan nhiều khả năng sẽ phục hồi khi tâm lý lo ngại thuyên giảm.