Tháng 4/2024 khép lại với VN-Index giằng co, kết thúc ở mức thấp. Dòng tiền thận trọng, thị trường chứng khoán Việt Nam tạm thời "neo đậu", chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn.
Thị
trường kết thúc phiên giao dịch tháng 4/2025 (ngày 29/4) với phiên giao dịch biến động hẹp, thanh khoản suy giảm
trước kỳ nghỉ lễ dài ngày. Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,50 điểm (-0,04%) về
mức 1.226,30 điểm, vẫn nằm trên vùng hỗ trợ tâm lý mạnh quanh 1.200 điểm. Trong
khi đó, VN30 giảm 2,59 điểm (-0,20%) về mức 1.309,73 điểm, duy trì trên hỗ trợ
tâm lý 1.300 điểm.
Độ
rộng trên HOSE tiếp tục phục hồi với 165 mã tăng giá. Nhóm cổ phiếu cảng – vận
tải biển, dệt may, bất động sản, vật liệu xây dựng... phục hồi tích cực. Có 148
mã giảm giá, tập trung nhiều ở các nhóm tài chính, dầu khí, khoáng sản, bán
lẻ... và 53 cổ phiếu giữ giá tham chiếu.
Thanh
khoản thị trường tăng, nhưng khối lượng giao dịch trên HOSE lại giảm 2,5% so
với phiên trước, chỉ đạt khoảng 75% mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu do thị
trường chưa có động lực tăng trưởng rõ ràng và đang chịu ảnh hưởng từ kỳ nghỉ
lễ kéo dài. Thị trường có sự phân hóa mạnh, các mã phục hồi tốt thường là những
doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý I/2025 tích cực. Khối ngoại quay lại bán ròng khá mạnh với giá trị -252,9 tỉ đồng
trên HOSE trong phiên hôm nay.
Trên
thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2505 giảm 5,80 điểm (-0,44%), đóng cửa tại
mức 1.306,20 điểm. Mức chênh lệch là -3,53 điểm so với chỉ số VN30. Các kỳ hạn
xa hơn như VN30F2506, VN30F2507, VN30F2509 có mức chênh lệch từ -4,43 điểm đến
+3,17 điểm so với VN30. Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch giảm 18,05% so với
phiên trước và thấp hơn mức trung bình 20 phiên.
Xu
hướng ngắn hạn của VN30F2505 sau kỳ nghỉ lễ sẽ phụ thuộc vào khoảng trống thông
tin liên quan đến đàm phán thương mại. Khối lượng mở (OI) hôm nay là 39.286 hợp
đồng, thấp hơn so với phiên gần nhất là 40.286 hợp đồng, cho thấy xu hướng đóng
bớt các vị thế nắm giữ trước kỳ nghỉ lễ.
Nhận định của các công ty chứng khoán:
Chứng khoán SSI
Thị
trường tiếp tục dao động trong biên hẹp trong ngày giao dịch cuối cùng trước kỳ
nghỉ lễ. VN-Index nối dài nhịp tích lũy quanh vùng 1.220 - 1.230. Trạng
thái cân bằng được kỳ vọng tiếp diễn, chờ đợi phản ứng rõ nét hơn quanh khu vực
kháng cự và hỗ trợ ngắn hạn.
Chứng khoán BIDV
VN-Index đóng cửa tại mốc 1,226.30 điểm, đi ngang so với hôm qua.
Độ rộng thị trường khá cân bằng với 10/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành
Truyền thông dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành Hàng & dịch vụ công nghiệp.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai
sàn HSX và HNX. Thị trường hiện tại vẫn giao dịch trong vùng 1,200 – 1,240 với
thanh khoản thấp, cho thấy xu hướng giằng co chưa có dấu hiệu kết thúc. Kỳ vọng
dòng tiền của nhà đầu tư sẽ trở lại sau kỳ nghỉ lễ.
Chứng khoán SHS
VN-Index
đang tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1.200 điểm. Đây là vùng hỗ trợ tâm lý
mạnh, trùng với vùng giá trung bình trong 5 năm qua và cũng là vùng giá cao
nhất năm 2018. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn trong trạng thái suy giảm,
nằm dưới vùng kháng cự gần nhất tại 1.240 điểm. Hỗ trợ gần nhất quanh mức 1.220
điểm, tương ứng với vùng giá trung bình 20 phiên gần đây.
Tâm
lý và xu hướng của thị trường có thể cải thiện nếu vượt qua được vùng kháng cự
này. Tuy nhiên, để thị trường chung cải thiện rõ rệt, chỉ số VN30 – đại diện
nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn – cần vượt lên kháng cự 1.320 điểm, là vùng giá trung
bình 200 phiên hiện nay.
Thị
trường đang dần cân bằng trở lại sau giai đoạn chịu áp lực bán mạnh. Áp lực
cung ngắn hạn, sự giảm sút của dư nợ ký quỹ và kết quả kinh doanh tích cực là
động lực cho đà phục hồi. Tuy nhiên, nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang suy yếu. VN-Index
có thể sẽ tích lũy kéo dài trong biên độ hẹp cho đến khi xuất hiện thông tin
mới về đàm phán thương mại.
Chúng
tôi cho rằng nhiều cổ phiếu và nhóm ngành, sau giai đoạn bị bán tháo, hiện đang
được định giá tương đối rẻ so với tiềm năng nội tại của doanh nghiệp. Đây là
thời điểm phù hợp cho các vị thế có tỉ trọng dưới trung bình tích lũy một cách
thận trọng, hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn để hạ giá vốn đầu tư. Trong tháng
5/2025, hệ thống giao dịch KRX sẽ chính thức đi vào vận hành, kỳ vọng sẽ giúp
thị trường có phản ứng tích cực hơn nhờ hệ thống giao dịch mới.
Nhà
đầu tư nên duy trì tỉ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư nên hướng đến các mã có nền
tảng cơ bản tốt, thuộc nhóm đầu ngành trong các lĩnh vực chiến lược, có khả
năng tăng trưởng vượt trội cùng với đà phát triển của nền kinh tế.
Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm, mã DVN) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2025 là 465 tỷ đồng, giảm so với mức thực hiện được năm 2024 là 509 tỷ đồng. Phần lợi nhuận công ty mẹ dự kiến tăng khoảng 11%.
Theo ghi nhận tại BCTC kiểm toán năm 2023 và 2024, ông Vũ Tuấn Cường và ông Lê Quốc Hương là cổ đông lớn nhưng VCP đã cho ông Vũ Tuấn Cường vay 310 tỷ đồng và ông Lê Quốc Hương vay 25 tỷ đồng...
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE - HOSE) không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật về tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan...
Bước vào tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận diễn biến giằng co với áp lực điều chỉnh gia tăng, thanh khoản suy giảm mạnh do ảnh hưởng kỳ nghỉ lễ kéo dài, trong khi VN-Index vẫn nỗ lực giữ vững mốc hỗ trợ tâm lý quanh 1.200 điểm."