Dự báo thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thuyền neo đậu chờ gió tới
Ngọc ThuThứ ba, 29/04/2025 09:59 (GMT+7)
Bước vào tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận diễn biến giằng co với áp lực điều chỉnh gia tăng, thanh khoản suy giảm mạnh do ảnh hưởng kỳ nghỉ lễ kéo dài, trong khi VN-Index vẫn nỗ lực giữ vững mốc hỗ trợ tâm lý quanh 1.200 điểm."
Ngày hôm qua (28/4), thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu tuần cuối cùng của tháng 4/2025 với diễn biến giảm điểm. Dù VN-Index khởi đầu phiên giao dịch trong sắc xanh và nỗ lực kiểm tra lại vùng kháng cự quanh 1.240 điểm, song đà tăng nhanh chóng suy yếu do thanh khoản sụt giảm mạnh và áp lực điều chỉnh lan rộng.
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 2,43 điểm (-0,20%) còn 1.226 điểm, vẫn duy trì trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng quanh 1.200 điểm. VN30 – nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn – chịu áp lực lớn hơn tại vùng giá trung bình 200 phiên, đóng cửa giảm 4,86 điểm (-0,37%) về mức 1.312 điểm.
Mặc dù thị trường chung suy yếu, độ rộng trên sàn HOSE vẫn ghi nhận sự phục hồi với 161 mã tăng giá, tập trung ở các nhóm ngành như bia, ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ tiêu dùng và hàng không. Ở chiều ngược lại, áp lực bán mạnh vẫn hiện diện tại nhóm bất động sản, khu công nghiệp và thủy sản với tổng cộng 149 mã giảm giá, cùng với 55 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm mạnh, với khối lượng giao dịch trên HOSE giảm tới 26,8% so với phiên trước. Yếu tố tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài và sự thiếu hụt động lực tăng trưởng đã khiến dòng tiền hạn chế. Tuy vậy, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý I/2025 tích cực vẫn ghi nhận mức phục hồi nổi bật hơn mặt bằng chung. Trong phiên, khối ngoại tiếp tục duy trì đà mua ròng, giá trị đạt khoảng 2,4 tỷ đồng trên HOSE.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng kỳ hạn VN30F2505 gần như đi ngang, tăng nhẹ 0,10 điểm (+0,01%) lên mức 1.312 điểm, chênh lệch âm 0,32 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Các hợp đồng kỳ hạn xa hơn như VN30F2506, VN30F2507, và VN30F2509 duy trì chênh lệch dương từ 2,58 đến 3,18 điểm. Tuy nhiên, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng phái sinh giảm tới 26,9% so với phiên trước, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 20 phiên, cho thấy tâm lý giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ.
Về xu hướng ngắn hạn, VN30F2505 được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.300–1.320 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ. Khối lượng mở (OI) giảm xuống còn 40.286 hợp đồng, so với mức 43.982 hợp đồng phiên trước, phản ánh xu hướng giảm bớt vị thế nắm giữ của nhà đầu tư.
Nhận định của các
công ty chứng khoán:
Chứng khoán Mirae Asset
VN-Index diễn biến có phần rung lắc với mức biến động hẹp
trong phần lớn thời gian giao dịch. Áp lực bán không quá mạnh nhưng lực cầu
cũng không đủ lớn để tạo động lực tăng điểm rõ rệt. Hầu hết các nhóm ngành đều
diễn biến giằng co, với sự phân hóa nhẹ giữa các cổ phiếu.
Mặc dù phiên giao dịch giảm điểm nhưng điểm số kỹ thuật của
chúng tôi vẫn duy trì ở mức +4, trạng thái đánh giá trong ngắn hạn là khả quan. Hệ số P/E của
VN-Index ở mức 13.7x.
Chứng khoán SHS
VN-Index đang tạo vùng cân bằng quanh mức 1.200
điểm, đây là vùng hỗ trợ tâm
lý mạnh, vùng giá trung bình trong 5 năm qua, cũng như vùng giá cao nhất năm
2018. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn
suy giảm dưới vùng kháng cự gần nhất 1.240 điểm, với hỗ trợ gần nhất quanh
1.220 điểm, tương ứng với vùng giá trung bình 20 phiên hiện nay. Tâm lý và xu
hướng thị trường có thể cải thiện khi vượt qua vùng kháng cự này. Tuy nhiên, để
thị trường chung cải thiện rõ rệt, chỉ số VN30 đại diện nhóm vốn hóa lớn cần
vượt lên trên ngưỡng kháng cự 1.320 điểm (giá trung bình 200 phiên hiện nay).
Thị
trường đang dần cân bằng trở lại sau giai đoạn chịu áp lực bán mạnh. Áp lực
cung ngắn hạn, áp lực bán dư nợ ký quỹ giảm tương đối và kết quả kinh doanh là
động lực hỗ trợ thị trường phục hồi. Tuy nhiên, với nhiều yếu tố cơ bản vẫn còn
suy yếu, VN-Index có thể sẽ tích lũy kéo dài trong biên độ hẹp cho đến khi xuất
hiện thông tin mới về kết quả đàm phán thương mại.
Chúng
tôi cho rằng, rất nhiều mã cổ phiếu, nhóm ngành sau giai đoạn bán tháo đang có
định giá tương đối rẻ so với yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Phù hợp với các
vị thế tỷ trọng dưới trung
bình, nhà đầu tư có thể tích lũy thận trọng hoặc xem xét mua lướt ngắn hạn để
hạ giá vốn đầu tư. Nhà đầu tư nên duy
trì tỷ trọng hợp lý, hướng
tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, thuộc nhóm đầu ngành trong các lĩnh vực
chiến lược, hưởng lợi từ tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế.
Chứng khoán Everest
Về thị trường chung điều chỉnh trở lại sau khi tiệm cận mốc
1.330 điểm với thanh khoản thấp. Về kỹ thuật đường giá xuất hiện tín hiệu rung
lắc quanh mốc 1.330 điểm. Bên cạnh đó, các chỉ báo kĩ thuật trên khung ngày như
MACD duy trì đà tăng mạnh mẽ, trong khi RSI dao động trung tính và vẫn giữ vững
xu hướng tăng ngắn hạn. Về hành động nhà đầu tư hạn chế gia tăng tỷ trọng phiên nay và ngày mai khi lượng hàng chưa kịp về tài khoản
trước kì nghỉ lễ. Ưu tiên nắm giữ danh mục có sẵn và tiếp tục quan sát vận động
thị trường trong các phiên tới.
Phần lớn dòng tiền cổ tức của Nhựa Bình Minh tiếp tục chảy về tay cổ đông lớn – tập đoàn SCG (Thái Lan), hiện nắm giữ 54,99% vốn BMP. Ước tính, SCG sẽ thu về khoảng 540 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức năm 2024.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch từ 21 đến 25/4 đã trải qua một hành trình đầy biến động, khi chỉ số VN-Index đối mặt với sự bán tháo mạnh mẽ ngay từ đầu tuần, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ vào cuối tuần đã giúp thị trường khép lại với một kết quả tích cực.