VN-Index tiếp tục tăng mạnh, tiệm cận đỉnh cũ năm 2021 và duy trì đà hưng phấn. Dự báo chỉ số có thể tiến lên vùng 1.430 điểm trong ngắn hạn.
Sau khi vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 1.400 điểm, VN-Index tiếp tục cho thấy sức mạnh phục hồi khi mở phiên với gap tăng và duy trì đà đi lên bất chấp lực bán cục bộ trong phiên. Chốt phiên, chỉ số tăng thêm 13,40 điểm, tương ứng +0,96%, lên 1.415,46 điểm – đánh dấu bước tiến gần đến vùng đỉnh được thiết lập từ tháng 7/2021. Trong khi đó, chỉ số VN30 có sự bứt phá rõ rệt hơn khi tăng mạnh 20,61 điểm (+1,37%) lên 1.529,27 điểm, tiến sát vùng đỉnh cao nhất trong khoảng tháng 3-4/2022.
Dòng tiền tiếp tục có sự phân hóa nhưng chuyển động chủ đạo vẫn nghiêng về nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tại sàn HOSE, độ rộng thị trường tích cực với 217 mã tăng giá, nổi bật ở các nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán, khu công nghiệp và vật liệu xây dựng. Trong khi đó, vẫn có 92 mã giảm điểm, chủ yếu rơi vào các nhóm bảo hiểm, viễn thông, bất động sản và điện. Số mã giữ tham chiếu là 58. Dù khối lượng giao dịch toàn sàn giảm 4,5%, thanh khoản nhìn chung vẫn duy trì ở mức cao. Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục đóng vai trò lực đẩy khi mua ròng tới 1.512,2 tỷ đồng trên HOSE – con số thể hiện niềm tin ngày càng gia tăng từ nhà đầu tư nước ngoài đối với xu hướng thị trường hiện tại.
Ở thị trường phái sinh, hợp đồng tháng gần nhất 41I1F7000 cũng diễn biến đồng thuận với thị trường cơ sở khi tăng 19,1 điểm (+1,28%) lên mức 1.512 điểm, vượt qua vùng đỉnh ngắn hạn trước đó. Tuy vậy, độ lệch âm giữa hợp đồng này và chỉ số VN30 vẫn đang mở rộng, hiện ở mức -17,27 điểm – phản ánh tâm lý cẩn trọng của một bộ phận nhà đầu tư trong ngắn hạn. Các hợp đồng kỳ hạn xa hơn như 41I1F8000, VN30F2509 và VN30F2512 tiếp tục giao dịch dưới chỉ số cơ sở, với mức chênh lệch âm dao động từ -23,17 đến -30,67 điểm.
Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch trên thị trường phái sinh tăng 4,7% so với phiên trước, đạt mức cao. Đồng thời, khối lượng mở (OI) cũng tăng từ 55.842 lên 59.198 hợp đồng – tín hiệu cho thấy các vị thế nắm giữ đang được gia tăng trở lại. Với diễn biến này, xu hướng ngắn hạn của hợp đồng 41I1F7000 nhiều khả năng tiếp tục hướng về vùng giá 1.520 điểm.
Diễn biến thị trường ngày hôm nay 8/7
Nhận định của các công ty chứng khoán:
Chứng khoán Tiên Phong
Thị trường duy trì quán tính tăng điểm mạnh mẽ với khối lượng giao dịch tiếp
tục được cải thiện trên nền cao cho thấy tâm lý lạc quan của NĐT. Đồ thị chỉ số
VN-index hình thành mô hình Cup&Handle (thuận) cho thấy xu hướng tăng của
thị trường bền vững và có khả năng tiếp tục nối dài. Tuy nhiên, các chỉ báo
động lượng RSI, MFI đã đi vào vùng quá mua cho thấy tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh.
Theo đó, nhịp điều chỉnh lành mạnh (nếu có) là cơ hội phù hợp giải ngân.
Chứng khoán Asean
VN-Index tiếp tục mở rộng xu thế đi lên bằng cây nến Bullish
Marubozu trên đồ thị ngày. Khối lượng giao dịch vượt trội so với mức bình quân
20 phiên, cho thấy tâm lý tích cực của phe mua trong ngắn hạn. VN Index tiếp
tục hình thành đỉnh mới trong năm 2025 và nối dài sóng Tăng (3) theo mẫu hình
Elliot trên đồ thị kỹ thuật.
Mặc dù đà tăng
của thị trường đang mạnh đi cùng với sự nâng đỡ của dòng tiền, tuy nhiên việc
các chỉ báo động lượng (ví dụ RSI) của VN Index đang duy trì trạng thái quá mua
có thể kéo theo diễn biến rung lắc quay lại trong ngắn hạn. Hỗ trợ gần của chỉ
số là khu vực 1.400 – 1.410 trong khi kháng cự tiếp theo là ngưỡng điểm 1.420 –
1.425.
ASEANSC
Research duy trì khuyến nghị Nắm giữ trong ngắn hạn, đặc biệt với các nhóm cổ
phiếu đang giữ được xu hướng Tăng trên đồ thị kỹ thuật, có câu chuyện hỗ trợ
(ví dụ: KQKD Q2/2025 được dự báo tích cực, v.v) và chịu ảnh hưởng hạn chế từ
rủi ro thuế quan.
Chúng
tôi cũng lưu ý rằng thị trường trong những ngày gần đây thường xuyên xuất hiện
các nhịp kéo rướn trong phiên, do đó nhà đầu tư nên hạn chế tâm lý FOMO để
tránh ảnh hưởng tới hiệu quả danh mục.
Chứng khoán SHS
Xu hướng ngắn hạn của VN-INDEX duy trì tăng trưởng trên vùng
hỗ trợ gần nhất là 1.400 điểm. VN-INDEX tiếp tục hướng kỳ vọng đến vùng giá
quanh 1.420 điểm, tương ứng với vùng giá cao nhất tháng 07/2021.
Trong khi đó, VN30 hướng đến vùng giá 1.530 điểm, mức cao nhất
tháng 3/2022 và có thể mở rộng lên quanh 1.570 điểm, tương ứng với vùng giá cao
nhất tháng 2 và 4/2022. Thị trường vẫn trong xu hướng tăng trưởng và tìm kiếm
cơ hội ở những mã chưa tăng nhiều, tích lũy tốt, nổi bật trong nhóm ngành ngân
hàng và thép.
Ngắn hạn, thị trường duy trì tích cực với động lực hỗ trợ mạnh từ động thái
mua ròng tốt của khối ngoại. Điều này mang lại nhiều cơ hội ngắn hạn khá tốt,
tập trung ở các mã được khối ngoại giải ngân mạnh. Cơ hội riêng lẻ trong thị
trường vẫn duy trì. Nhà đầu tư có tỷ trọng hợp lý vẫn có thể xem xét mở rộng vị
thế mua theo khối ngoại.
Tuy nhiên, cần kiểm soát rủi ro ngắn hạn khi chỉ số VN30 đang hướng dần đến
vùng đỉnh lịch sử năm 2022, cũng như VN-INDEX hướng đến vùng kháng cự mạnh. Đây
không phải là vùng giá rẻ mà thiên về giao dịch ngắn hạn, cần kiểm soát rủi ro
chặt chẽ.
Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã có
nền tảng cơ bản tốt, là các cổ phiếu đầu ngành trong các ngành chiến lược, hoặc
có tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tuần 7/7 đầy tích cực khi VN-INDEX và VN30 vượt các mốc quan trọng, được dẫn dắt bởi dòng tiền lớn và khối ngoại mua ròng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư lạc quan trở lại. Đây là tín hiệu mạnh mẽ về triển vọng thị trường trong bối cảnh thanh khoản tăng đột biến.
Đơn cử như về công tác xử lý nợ xấu và rủi ro tín dụng, Vietcombank Tây Ninh vẫn thiếu tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ...; chi nhánh Vũng Tàu xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5 nhưng chưa có các thông tin về việc trích lập dự phòng...
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank, bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời Báo Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) được bầu là thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028.