Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tâp đoàn Masan giai đoạn 2021 - 2023
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tâp đoàn Masan giai đoạn 2021 - 2023
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Masan
1. Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
- Tên giao dịch: Masan Group
- Mã chứng khoán: MSN
- Vốn Điều lệ: 15.129.280.870.000 đồng
- Trụ sở chính: Lầu 18, Masan Tower, 23 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Năm thành lập: 2004
- Điện thoại: +84 28 62563862
- Fax: +84 28 3827 4115
- Website: https://www.masangroup.com/vi/
2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2023)
3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) là công ty hoạt động theo hình thức tập đoàn với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Hệ sinh thái tiêu dùng của Masan bao gồm các công ty thành viên và công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ hàng tiêu dùng, FMCG có thương hiệu (bao gồm thực phẩm và đồ uống đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC), thịt có thương hiệu và sản phẩm tươi sống, dịch vụ tài chính, bán lẻ thực phẩm và đồ uống, viễn thông di động. Masan hoạt động trong một số ngành hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam, trong đó sức tiêu dùng trong nước là thành phần chính đóng góp vào GDP và là động lực tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, các doanh nghiệp này bao gồm The CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ hàng tiêu dùng sở hữu cả Masan Consumer Holdings (MCH), mảng kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu, và WinCommerce (WCM), mảng kinh doanh bán lẻ. Ngoài ra, còn có các mảng kinh doanh tiêu dùng khác như: Masan MEATLife (MML), một trong những nền tảng thịt có thương hiệu lớn nhất Việt Nam; ; Phúc Long Heritage (Phúc Long), thương hiệu trà và cà phê được yêu thích hàng đầu; và Mobicast, nhà khai thác mạng di động (MVNO) hoạt động với thương hiệu “Wintel”, trước đây là “Reddi”. Các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn Masan bao gồm công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (TCB) và công ty thành viên Masan High-Tech Materials (MHT)
4. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 2004: Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.2 tỷ đồng. MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
- Năm 2005: MSC tăng vốn từ 3.2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu.
- Năm 2009: MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
- Năm 2009: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San. Masan Group tăng vốn lên 4,764 tỷ và chính thức là Công ty đại chúng.
- Năm 2011: KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.
- Năm 2012: Vốn điều lệ của Công ty là 6,872 tỷ đồng.
- Năm 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer. Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ 7,349.113 tỷ đồng.
- Năm 2014: Masan Group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100% vốn điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer Holdings và bán công ty Masan Agri.
- Ngày 23/02/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11,474,963,740,000 đồng.
- Ngày 31/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11,573,739,740,000 đồng.
- Ngày 25/06/2018: Tăng vốn điều lệ lên 11,631,495,480,000 đồng.
- Ngày 17/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 11,689,464,470,000 đồng.
- Ngày 07/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 11,746,832,460,000 đồng.
- Ngày 17/06/2021: Tăng vốn điều lệ lên 11,805,346,920,000 đồng.
- Tháng 05/2022: Tăng vốn điều lệ lên 14,166,416,000,000 đồng.
- Tháng 06/2022: Tăng vốn điều lệ lên 14,237,248,000,000 đồng.
- Năm 2023: Tăng vốn điều lệ lên 14,308,434,060,000 đồng.
- Tháng 05/2024: Tăng vốn điều lệ lên 15,054,198,760,000 đồng.
- Tháng 06/2024: Tăng vốn điều lệ lên 15,129,280,870,000 đồng.
5. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam.
- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
II. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan
1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
1.1.1 Tổng tài sản
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của tập đoàn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán 3 năm hoạt động của Tập đoàn giai đoạn 2021 – 2023 cho thấy: Sau sự ảnh hưởng nghiệm trọng và nặng nề do đại dịch Covid – 19 để lại, tổng tài sản của Tập đoàn dần khôi phục và đang có xu hướng tăng lên so với các năm trước. Theo số liệu thống kê ta thấy, tổng tài sản năm 2022 tăng thêm 25.606.253 triệu VNĐ so với năm 2021, đến năm 2023 tăng 6.040.657 triệu VNĐ so với năm 2022, có thể cho rằng mức tăng trưởng năm 2022-2023 chậm hơn so với năm 2021-2022, chưa có sự đột phá. Tuy nhiên đây vẫn là mức tăng tưởng tương đối ổn định.
Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của Masan, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Tập đoàn qua 3 năm. Có thể thấy giai đoạn từ năm 2021 – 2023, MASAN có xu hướng tập trung đầu tư cho các tài sản dài hạn, cụ thể tài sản dài hạn tăng từ 65,4% lên 70,31%, trong khi đó tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm từ 34,6% xuống 29,69%.
1.1.1.1. Tài sản ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng