Trải qua 31 năm xây dựng và phát triển (11/7/1994 - 11/7/2025), Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã trưởng thành vững mạnh.
Nối tiếp truyền thống vẻ vang, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động KTNN đang nỗ lực tạo dựng thêm những thành tựu mới bằng nhiều giải pháp đột phá, giúp khẳng định vai trò, vị thế đặc biệt của Ngành trong siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gia tăng hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường trong kỷ nguyên mới…
Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự Đại hội. Ảnh: TL
(Phỏng vấn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy - Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn)
KTNN đã trưởng thành vững mạnh trên mọi phương diện sau 31 năm thành lập. Trong rất nhiều những kết quả nổi bật mà KTNN đã đạt được, Tổng Kiểm toán nhà nước có thể chia sẻ một số thành tựu tiêu biểu, đáng chú ý?
Trên chặng đường 31 năm hình thành và phát triển của KTNN đã để lại nhiều dấu ấn và những thành tựu nổi bật. Để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của KTNN, hành lang pháp lý đã không ngừng được hoàn thiện. Từ một cơ quan của Chính phủ, địa vị pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của KTNN đã được nâng lên một tầm cao mới khi Hiến pháp năm 2013 quy định KTNN là cơ quan hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trên cơ sở đó, các phiên bản Luật KTNN lần lượt được ban hành, tạo cơ sở vững chắc cho KTNN thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, KTNN thường xuyên rà soát để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng vào các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Ngành làm cơ sở thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng định hướng.
Bên cạnh đó, KTNN quan tâm phát triển tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lấy “Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng” là kim chỉ nam xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ quy tắc đạo đức và văn hóa ứng xử nghề nghiệp. Đến nay, KTNN đã có hơn 2.000 công chức, viên chức, người lao động, trong đó 87% là kiểm toán viên nhà nước và đều có trình độ đào tạo từ đại học trở lên.
Trong hoạt động chuyên môn, công tác tổ chức kiểm toán được điều hành linh hoạt, giúp KTNN thực hiện nhiệm vụ chính trị ngày càng chất lượng và đi vào chiều sâu. Những kết quả quan trọng trong hoạt động kiểm toán đã góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Qua 31 năm hoạt động, KTNN đã thực hiện hơn 3.700 cuộc kiểm toán, đã phát hiện và kiến nghị xử lý trên 760.000 tỷ đồng; chuyển hơn 40 vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra, cung cấp hơn 2.000 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; thực hiện kiểm toán một số vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.300 văn bản không phù hợp, kịp thời bịt “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Quyết định thành lập Đảng bộ KTNN. Ảnh: TL
Những năm gần đây, KTNN hoàn thành ngày càng chất lượng đối với nhiệm vụ trình ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia và nhiệm vụ trình ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao…
Đạt được các thành tựu nêu trên, KTNN không những chú trọng phát triển nội lực mà còn đặc biệt quan tâm đến công tác hội nhập quốc tế, học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm hay, những thông lệ tốt; cũng như tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương… nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
KTNN tròn 31 tuổi đúng dịp vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VIII nhiệm kỳ 2025-2030 mở ra một giai đoạn phát triển mới của KTNN. Cùng với những đổi thay của đất nước trong kỷ nguyên mới, những định hướng trọng tâm nào sẽ được KTNN chú trọng triển khai thực hiện trong thời gian tới, thưa Tổng Kiểm toán nhà nước?
Trước hết, cần phải nhắc đến một dấu ấn đặc biệt, kể từ ngày 27/02/2025, Đảng bộ KTNN về trực thuộc Đảng bộ Quốc hội. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai xây dựng và phát triển của KTNN. Qua đó khẳng định vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của KTNN trong hệ thống chính trị; thể hiện rõ sự tin tưởng, kỳ vọng của Đảng đối với hoạt động của KTNN; đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới của KTNN với yêu cầu cao hơn về chất lượng.
Cùng với việc tích cực, khẩn trương thực hiện chủ trương sắp xếp của Đảng, Nhà nước, KTNN đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VIII nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề “Kỷ cương, liêm chính, chuyên nghiệp, chất lượng và hội nhập”. Đại hội đã thống nhất xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược.
Về nhiệm vụ trọng tâm, thứ nhất về công tác xây dựng Đảng: nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thứ hai, về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: nâng cao chất lượng kiểm toán, đóng góp tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thúc đẩy quản trị tài chính công minh bạch, hiệu quả.
Về đột phá chiến lược, đầu tiên là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm toán, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng KTNN chuyên nghiệp, chất lượng. Thứ hai là, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của KTNN theo tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, làm cơ sở để đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với KTNN trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường của dân tộc Việt Nam. Thứ ba là, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế và tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, là “chìa khóa then chốt” để nâng cao chất lượng công việc, gia tăng giá trị và hình ảnh của KTNN.
Những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược này khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh chính trị và quyết tâm nâng cao “Chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa”. Đồng thời, từ ngày 01/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành trên cả nước, các xã/phường/đặc khu sẽ tiếp nhận hầu hết chức năng quản lý tài chính công, tài sản công từ cấp huyện trước đây, dẫn đến phạm vi kiểm toán phải mở rộng đáng kể (từ 696 huyện lên hơn 3.321 xã/phường, đặc khu trên toàn quốc). Thêm nữa, Luật Ngân sách nhà nước số 89/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2025 cũng quy định rút ngắn thời hạn phải trình phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước khoảng 6 tháng nên thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán này cũng phải kết thúc sớm. Việc mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán và thời hạn phải kết thúc sớm đã tạo áp lực rất lớn, buộc KTNN phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức kiểm toán phù hợp.
Để huy động trí tuệ của toàn Ngành, ngay từ khi Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang trong quá trình dự thảo, Tổng Kiểm toán nhà nước đã kịp thời ban hành Quyết định thành lập Tổ Công tác để làm việc lấy ý kiến tham mưu của các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực về vấn đề này. Yêu cầu đề ra đối với Tổ công tác là phải tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, sớm tổng hợp, đề xuất phương án kiểm toán hợp lý, báo cáo Ban thường vụ Đảng ủy và Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Động thái này không chỉ thể hiện rõ tinh thần khẩn trương, linh hoạt của KTNN, mà còn là bước đi chiến lược, đảm bảo hoạt động kiểm toán được tổ chức khoa học, hiệu quả ngay từ năm đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Cùng với việc nghiên cứu phương án kiểm toán cho phù hợp với tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước theo mô hình mới, thời gian vừa qua và thời gian tới đây, KTNN sẽ luôn chủ động, linh hoạt điều chỉnh các nhiệm vụ kiểm toán để phù hợp với mô hình tổ chức mới của các địa phương, đơn vị; nỗ lực đảm bảo việc triển khai nhiệm vụ kiểm toán luôn thông suốt; tăng cường triển khai các giải pháp không để gián đoạn việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán... của các đơn vị được kiểm toán.
Tiếp nối sự chủ động trong triển khai thực hiện nhằm thích ứng với những thay đổi về mô hình tổ chức, bộ máy, KTNN sẽ tiếp tục đánh giá, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; tăng cường, củng cố năng lực cho các đơn vị trực thuộc theo hướng phân công trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng, khắc phục tối đa việc chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán như KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực. Sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, KTNN tiếp tục rà soát, xác định cơ cấu công chức theo chuyên ngành đào tạo của các đơn vị cho phù hợp, nâng cao chất lượng công chức, viên chức và thực hiện nghiêm túc chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
Chặng đường 31 năm qua luôn hiện hữu những khó khăn, thách thức nhưng nhờ sự cố gắng, nỗ lực, tâm huyết của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đến nay, KTNN đã tự tin xác định tiếp tục giữ vững và phát huy các giá trị cốt lõi “Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng”, kiên định với phương châm hành động “Chất lượng và đạo đức công vụ”. Đồng thời, trước tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, đột phá, mang tính cách mạng trên nhiều lĩnh vực, KTNN quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 “An toàn - Uy tín”, chú trọng siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán và các kết luận, kiến nghị kiểm toán; phát triển KTNN thành công cụ kiểm tra, kiểm soát trọng yếu, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Đơn cử như về công tác xử lý nợ xấu và rủi ro tín dụng, Vietcombank Tây Ninh vẫn thiếu tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ...; chi nhánh Vũng Tàu xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5 nhưng chưa có các thông tin về việc trích lập dự phòng...
CTCP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIG) bị phạt 745 triệu đồng, đình chỉ hoạt động môi giới trong 2 tháng do cũng không công bố thông tin mua trái phiếu tại Thương mại sản xuất và đầu tư Hà Thành, CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ đô...
KPMG được Hội đồng Báo cáo Tài chính của Vương quốc Anh (FRC) yêu cầu hợp tác đặc biệt, bao gồm việc tự báo cáo các vấn đề và cung cấp thêm thông tin liên quan bởi đơn vị này sử dụng kết quả làm việc của một kiểm toán viên không thuộc mạng lưới của họ.