Nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình đổi mới của VAA
Ngày 04/04/2025, Hiệp hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2025.
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030. Chính phủ đã tích hợp các mục tiêu này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia năm 2017 với 17 mục tiêu và 115 chỉ tiêu cụ thể.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, đánh giá thực hiện SDGs, góp phần tăng cường minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước. KTNN cũng thúc đẩy phát triển bền vững trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng kiểm toán SDGs.
Tóm tắt
Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc, đã tham gia tích cực vào nỗ lực toàn cầu để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), được thông qua vào tháng 9/2015. Các SDGs bao gồm 17 mục tiêu liên quan đến việc xóa đói, bảo vệ hành tinh và đảm bảo thịnh vượng cho tất cả mọi người vào năm 2030. Chính phủ Việt Nam đã xác định, lồng ghép các SDGs vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và các kế hoạch hành động quốc gia. Vào năm 2017, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện SDGs đã được phê duyệt, trong đó xác định 17 mục tiêu chính với 115 mục tiêu cụ thể.
Việc kiểm toán thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Kiểm toán nhà nước Việt Nam (KTNN) là một hoạt động quan trọng nhằm tăng cường sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới việc đẩy mạnh phát triển bền vững ở Việt Nam. KTNN đóng vai trò then chốt trong việc giám sát và đánh giá việc thực hiện các SDGs của Chính phủ. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN góp phần thúc đẩy SDGs trên ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các cơ quan kiểm toán khác trên thế giới để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán SDGs.
1. Giới thiệu
Vai trò và mục tiêu của KTNN đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
KTNN là cơ quan giám sát độc lập, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá việc quản lý tài chính công và tài sản công.
Mục tiêu chính của các cuộc kiểm toán là đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch trong quản lý tài chính công và tài sản công, đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế và chính sách liên quan đến phát triển bền vững. Cuộc kiểm toán SDGs được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và hiệu lực của các nỗ lực của Chính phủ trong việc áp dụng các mục tiêu phát triển bền vững vào thực tiễn tại Việt Nam.
Hoạt động kiểm toán việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
Trong những năm qua, KTNN đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện SDGs. Dưới đây là một số điểm nổi bật về những mục tiêu mà KTNN đã tập trung vào:
Thứ nhất, kiểm toán môi trường
KTNN đã đẩy mạnh kiểm toán môi trường, một lĩnh vực mới tại Việt Nam, với hơn 32 cuộc kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn này. Trong đó, có 08 cuộc kiểm toán chuyên đề sâu về các vấn đề môi trường như: quản lý và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp; kiểm toán công tác quản lý chất thải y tế; quản lý phế liệu nhập khẩu; quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.
Các hoạt động này không chỉ giúp đánh giá hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần vào việc đạt được nhiều mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến bảo vệ môi trường.
Thư hai, kiểm toán tài chính công
KTNN đã thực hiện kiểm toán hoạt động quản lý tài chính công và tài sản công của hầu hết các địa phương, bộ, ngành. Qua đó, KTNN đã chỉ ra những bất cập trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như: Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương chưa hiệu quả. Nguồn lực huy động đáp ứng nhu cầu tài chính còn hạn chế. Việc sử dụng kinh phí không đúng nội dung và đối tượng quy định.
Thứ ba, đánh giá công tác triển khai SDGs
KTNN đã góp phần đánh giá công tác triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Chính phủ. Điều này bao gồm việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm.
Thứ tư, kiến nghị cải tiến:
Thông qua các cuộc kiểm toán, KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghị
nhằm chấn chỉnh công tác quản lý và chỉ đạo đối với từng chương trình, từ đó
nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
2. Kết quả đạt được của các cuộc kiểm toán do KTNN Việt Nam thực hiện đối với mục tiêu phát triển bền vững
Cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện đã góp phần quan trọng vào việc đánh giá và cải thiện hiệu quả quản lý tài chính công, thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam, cụ thể:
Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính công và tài sản công
KTNN đã tiến hành kiểm toán hoạt động quản lý tài chính công và tài sản công tại hầu hết các địa phương và bộ, ngành. Qua đó, KTNN đã đánh giá công tác triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Các cuộc kiểm toán đã chỉ ra nhiều tồn tại và bất cập trong văn bản quản lý, điều hành ngân sách, từ đó kiến nghị sửa đổi, thay thế 563 văn bản không phù hợp với thực tiễn.
Kiến nghị cải thiện cơ chế quản lý
KTNN đã kiến nghị 332 lượt kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Điều này góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công.
Đẩy mạnh kiểm toán môi trường
KTNN đã triển khai hơn 32 cuộc kiểm toán môi trường, bao gồm 8 cuộc kiểm toán chuyên đề sâu về quản lý và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, và quản lý chất thải y tế. Các hoạt động này không chỉ giúp phát hiện những vấn đề trong quản lý môi trường mà còn thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến bảo vệ môi trường.
Hợp tác quốc tế
KTNN đã chủ trì nhiều cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế, như kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông, góp phần vào thành công chung của Tổ chức ASOSAI. Những hoạt động này không chỉ nâng cao năng lực của KTNN mà còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan kiểm toán trên toàn cầu trong việc thực hiện SDGs.
Nâng cao nhận thức và cam kết
Qua các hoạt động kiểm toán, KTNN đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong cộng đồng và giữa các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của KTNN đối với việc thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. KTNN đã giúp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và xã hội về tầm quan trọng của phát triển bền vững, những thách thức và cơ hội trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs. KTNN đã khuyến khích việc tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình giám sát và đánh giá các chương trình phát triển bền vững, từ đó nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs.
Đánh giá tình hình thực hiện SDGs
KTNN đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. Các báo cáo kiểm toán đã chỉ ra những lĩnh vực đạt kết quả tốt cũng như những lĩnh vực cần cải thiện, từ đó giúp các cơ quan chức năng có cơ sở để điều chỉnh chính sách và hành động. Nhiều cuộc kiểm toán đã phát hiện ra các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chương trình phát triển bền vững và đã kiến nghị các biện pháp khắc phục, từ đó giúp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực trong các dự án phát triển.
Cải thiện quy trình quản lý
Kết quả từ cuộc kiểm toán đã chỉ ra những bất cập trong quản lý tài chính công liên quan đến SDGs, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình phân bổ và sử dụng ngân sách. Các cuộc kiểm toán cũng góp phần cải thiện hệ thống thông tin và dữ liệu liên quan đến phát triển bền vững, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng tài nguyên.
Khuyến nghị cải cách chính sách
Trên cơ sở kết quả kiểm toán, KTNN đã đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể nhằm cải cách chính sách và quy định liên quan đến SDGs. Những khuyến nghị này, không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính mà còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện SDGs.
Thúc đẩy sự phối hợp và tham gia
Cuộc kiểm toán đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai các chương trình phát triển bền vững. Cuộc kiểm toán đã khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào quá trình thực hiện SDGs thông qua việc đầu tư vào các dự án phát triển bền vững.
Báo cáo minh bạch và trách nhiệm giải trình
Kết quả của cuộc kiểm toán cũng góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước đối với việc thực hiện SDGs. Các kết quả kiểm toán công khai giúp người dân theo dõi tiến độ và chất lượng của các chương trình phát triển bền vững.
Những kết quả đạt được từ
cuộc kiểm toán việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho thấy vai trò
quan trọng của KTNN trong việc giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực
nhà nước. Qua đó, KTNN không chỉ góp phần vào việc hoàn thiện chính sách mà còn
thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước theo hướng minh bạch và hiệu quả hơn.
3. Hạn chế của các cuộc kiểm toán do KTNN Việt Nam thực hiện đối với mục tiêu phát triển bền vững
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những tồn tại hạn chế, cụ thể là:
Thiếu quy trình và hướng dẫn cụ thể
KTNN chưa có quy trình và tổ chức hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề.
Kinh nghiệm và chuyên môn hạn chế
Nhiều kiểm toán viên chưa có đủ kinh nghiệm và chuyên môn sâu về các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững.
Thời gian kiểm toán hạn chế
Thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán thường bị giới hạn (tối đa 60 ngày), trong khi nội dung kiểm toán lại rất rộng và phức tạp.
Khó khăn trong việc giám sát toàn diện
KTNN chỉ có thể giám sát các đơn vị quản lý, sử dụng tài chính công mà không thể giám sát toàn diện đối với các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức khác không thuộc đối tượng kiểm toán.
Thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật
Sự thiếu đồng bộ và không chặt chẽ trong quy định pháp luật liên quan đến kiểm toán môi trường cũng là một rào cản lớn.
Những tồn tại và hạn chế này đều góp phần làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán về việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho KTNN trong việc cải thiện quy trình và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán trong tương lai.
4. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
Có thể chia nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:
Nguyên nhân chủ quan
Thiếu quy định và hướng dẫn cụ thể
KTNN chưa có các quy định và hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạt động (KTHĐ), cũng như về việc thu thập thông tin cần thiết để xác định kỳ vọng và yêu cầu từ Quốc hội và các cơ quan liên quan. Việc thiếu hướng dẫn chi tiết này dẫn đến việc lựa chọn chủ đề kiểm toán không được thực hiện một cách bài bản, ảnh hưởng đến chất lượng và tính chính xác của các cuộc kiểm toán.
Năng lực của kiểm toán viên
Năng lực thực tế của kiểm toán viên trong việc thực hiện KTHĐ còn hạn chế. Nhiều kiểm toán viên thiếu hụt về nhận thức, lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để tiến hành KTHĐ hiệu quả. Điều này làm giảm khả năng đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong các cuộc kiểm toán. Việc thiếu chuyên gia có năng lực tổng hợp, am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững cũng là một vấn đề.
Thiếu sự phối hợp và thông tin
Quá trình kiểm toán thường thiếu sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên sâu. KTNN chưa chủ động thông báo cho các đơn vị được kiểm toán về các khía cạnh chính của cuộc kiểm toán, bao gồm mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán trước khi bắt đầu giai đoạn thu thập dữ liệu. Sự thiếu thông tin và phối hợp này có thể dẫn đến hiểu lầm và không đồng thuận trong quá trình thực hiện.
Quy trình kiểm toán chưa hoàn thiện
Hệ thống quy trình và đề cương hướng dẫn kiểm toán còn nhiều điểm chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể cho KTHĐ. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định nội dung, phương pháp và tiêu chí kiểm toán, làm cho các cuộc kiểm toán không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Việc thiếu quy trình và hướng dẫn cụ thể về lựa chọn chủ đề kiểm toán cũng là một hạn chế.
Chất lượng báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán thường dài dòng, thiếu tập trung vào những vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Nhiều báo cáo chỉ phản ánh những thiếu sót mà chưa phân tích nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quản lý, từ đó không đưa ra được các kiến nghị cụ thể và khả thi để cải thiện tình hình.
Thiếu kinh nghiệm trong kiểm toán lĩnh vực mới nổi
Kiểm toán môi trường, một lĩnh vực mới được KTNN đẩy mạnh, đòi hỏi sự cập nhật kiến thức liên tục và phương pháp luận thích hợp. Việc thiếu kinh nghiệm trong áp dụng các phương pháp kiểm toán hiện đại, phù hợp với đặc thù của các vấn đề môi trường có thể dẫn đến việc đánh giá chưa toàn diện, hiệu quả.
Áp dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán phát triển bền vững vẫn còn hạn chế. Việc thiếu các công cụ và phần mềm hỗ trợ có thể làm giảm hiệu quả và tốc độ kiểm toán, gây khó khăn trong việc xử lý khối lượng dữ liệu lớn.
Quản lý và giám sát việc thực hiện kiến nghị
Sau khi kiểm toán, việc theo dõi và giám sát việc thực hiện các kiến nghị của KTNN vẫn còn nhiều bất cập. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan được kiểm toán trong việc khắc phục các vấn đề tồn tại làm giảm hiệu quả của công tác kiểm toán.
Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của kiểm toán trong phát triển bền vững
Một số cán bộ quản lý có thể chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm toán đối với các mục tiêu phát triển bền vững, dẫn đến việc không ưu tiên cho công tác này.
Những nguyên nhân chủ quan này cho thấy rằng, để nâng cao hiệu quả kiểm toán, KTNN cần tập trung vào việc hoàn thiện quy trình, nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên, tăng cường sự phối hợp giữa KTNN và các đơn vị liên quan, cũng như đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
Nguyên nhân khách quan
Thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp lý
Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý môi trường và phát triển bền vững còn thiếu và chưa đồng bộ. Điều này gây khó khăn cho KTNN trong việc xác định tiêu chí và phương pháp kiểm toán phù hợp với thực tế. Chưa có quy định cụ thể về kiểm toán môi trường: Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào quy định chức năng của KTNN trong việc thực hiện kiểm toán môi trường, dẫn đến sự mơ hồ trong hoạt động kiểm toán.
Thiếu dữ liệu và thông tin
Thiếu dữ liệu thống kê: việc chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu quốc gia về môi trường làm hạn chế khả năng thu thập thông tin cần thiết cho kiểm toán. Sự thiếu hụt dữ liệu này ảnh hưởng đến độ chính xác và tính đầy đủ của các báo cáo kiểm toán. Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin: Các đơn vị được kiểm toán có thể không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc không hợp tác trong quá trình kiểm toán, làm giảm chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Đặc điểm quản lý nhà nước
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan: sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và thiếu sự đồng bộ trong triển khai các chương trình, dự án. Nguồn lực hạn chế: Nguồn lực tài chính và nhân lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các chương trình và dự án liên quan.
Nhận thức xã hội về phát triển bền vững
Nhận thức còn hạn chế: nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong cộng đồng và giữa các cơ quan nhà nước vẫn chưa cao. Điều này dẫn đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chưa được coi trọng đúng mức. Chưa có sự tham gia tích cực từ cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững còn yếu, làm giảm tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội luôn biến đổi nhanh chóng, với nhiều yếu tố như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, hoặc biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược phát triển bền vững. Những thay đổi này có thể làm cho các chỉ tiêu và mục tiêu đã đề ra trở nên không còn phù hợp hoặc khó đạt được.
Áp lực từ cộng đồng quốc tế
Áp lực từ cộng đồng quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) có thể tạo ra những thách thức cho KTNN Việt Nam trong việc điều chỉnh phương pháp và quy trình kiểm toán để đáp ứng yêu cầu toàn cầu. Điều này đôi khi dẫn đến sự không đồng bộ giữa các yêu cầu quốc tế và thực tiễn địa phương.
Tính phức tạp của các vấn đề phát triển bền vững
Các vấn đề phát triển bền vững thường rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, ngành. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững cũng rất khó khăn.
Các nguyên nhân khách quan
này cho thấy rằng, để nâng cao hiệu quả kiểm toán, KTNN cần phải phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan liên quan để giải quyết các vấn đề về thể chế, chính sách,
dữ liệu và thông tin, cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình
giám sát và đánh giá.
5. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững do KTNN Việt Nam thực hiện
Để nâng cao chất lượng kiểm toán việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững do KTNN Việt Nam thực hiện, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy trình và hướng dẫn kiểm toán
Xây dựng quy trình kiểm toán rõ ràng
Cần xây dựng quy trình và hướng dẫn cụ thể cho việc lựa chọn chủ đề kiểm toán, giúp các đoàn kiểm toán thực hiện công việc bài bản và hiệu quả hơn.
Cập nhật tài liệu hướng dẫn
Phát triển tài liệu hướng dẫn kiểm toán môi trường và các lĩnh vực liên quan đến SDGs theo thông lệ quốc tế, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Thiết lập các quy trình kiểm toán chặt chẽ, rõ ràng, bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp kiểm toán phù hợp, giúp nâng cao tính hiệu quả và độc lập của hoạt động kiểm toán.
Thứ hai, nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên
Đào tạo chuyên sâu
Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững, quản lý môi trường, và các phương pháp kiểm toán hiện đại.
Chia sẻ kinh nghiệm
Tạo cơ hội cho kiểm toán viên chia sẻ kinh nghiệm và các phát hiện mới từ các cuộc kiểm toán.
Đảm bảo kiểm toán viên nắm vững các tiêu chuẩn kiểm toán hiện đại và các kỹ năng cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả thực hiện SDGs, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến môi trường và xã hội.
Tăng cường vai trò giám sát và trách nhiệm của lãnh đạo
Các thủ trưởng, trưởng đoàn kiểm toán cần phải chịu trách nhiệm cao nhất trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
Tổ chức các buổi tọa đàm và hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị kiểm toán và mời các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững tham gia.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu
Áp dụng công nghệ thông tin để thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững.
Phát triển hệ thống thông tin quản lý
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại các địa phương.
Áp dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ trong việc thu thập, phân tích dữ liệu và lập báo cáo kiểm toán.
Thứ tư, tăng cường hợp tác
Phối hợp với các bộ, ngành
Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa KTNN với các bộ, ngành và địa phương để thu thập thông tin và dữ liệu.
Hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán môi trường và phát triển bền vững để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng những phương pháp tốt nhất.
Thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để thu thập thông tin một cách hiệu quả và đồng bộ trong quá trình kiểm toán.
Chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các đơn vị để thống nhất đánh giá và kiến nghị.
Thứ năm, thực hiện kiểm toán chuyên đề
Tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, dễ phát sinh rủi ro và các vấn đề nổi cộm được công luận quan tâm.
Xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể theo từng giai đoạn, đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn về thực trạng thực hiện SDGs.
Thực hiện kiểm toán môi trường một cách đồng bộ, lồng ghép các yếu tố môi trường nhằm không chỉ đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế mà còn cả tác động đến môi trường và xã hội.
Thứ sáu, đánh giá và cải tiến liên tục
Đánh giá kết quả kiểm toán
Thực hiện đánh giá kết quả sau mỗi cuộc kiểm toán để rút ra bài học kinh nghiệm và cải tiến quy trình.
Khuyến khích phản hồi từ đối tượng được kiểm toán
Thu thập ý kiến phản hồi từ các đơn vị được kiểm toán để cải thiện chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Theo dõi và giám sát thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm đảm bảo các kiến nghị được thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Cần đánh giá kết quả thực hiện các kiến nghị để rút ra bài học.
Thứ bảy, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
Công khai kết quả kiểm toán để người dân và các cơ quan có thẩm quyền giám sát.
Thúc đẩy văn hóa trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp quản lý.
Những giải pháp này sẽ giúp KTNN Việt Nam nâng cao chất lượng và hiệu quả của các cuộc kiểm toán việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.
6. Kết luận
Cuộc kiểm toán việc thực hiện SDGS do KTNN thực hiện đã góp phần quan trọng vào việc đánh giá và cải thiện hiệu quả quản lý tài chính công cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam. Việc tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm toán, nâng cao năng lực đội ngũ kiểm toán viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này trong tương lai. KTNN không chỉ khẳng định vai trò của mình trong việc giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện SDGs mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vào việc cải cách chính sách nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu bền vững trong toàn xã hội.