Thị trường hưng phấn, VN-Index hướng mốc 1.320 điểm
Ngọc ThuThứ ba, 20/05/2025 18:57 (GMT+7)
Sau phiên điều chỉnh đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam bật dậy mạnh mẽ với sắc xanh lan tỏa, đưa VN-Index vượt mốc tâm lý 1.300 điểm và tiệm cận vùng đỉnh cao nhất trong ba tháng. Tuy vậy, đằng sau nhịp tăng ấn tượng này vẫn còn những điểm trũng từ giao dịch khối ngoại và sự phân hóa cổ phiếu, cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn dò đường và cần sự chọn lọc kỹ lưỡng.
Sau phiên đầu tuần bị chi phối bởi áp lực điều chỉnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một nhịp hồi phục mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng tốc đáng kể nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại, cùng với sự cải thiện của dòng tiền, đã giúp thị trường lấy lại sắc xanh đầy thuyết phục.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 18,86 điểm, tương đương 1,45%, lên mức 1.315,15 điểm, không chỉ vượt qua mốc kháng cự tâm lý 1.300 điểm mà còn hướng đến vùng giá mục tiêu 1.320–1.340 điểm, là mức cao nhất kể từ tháng 3/2025. Chỉ số VN30 đại diện cho nhóm cổ phiếu dẫn dắt cũng bứt phá ấn tượng với mức tăng 27,77 điểm (+2,01%), đóng cửa tại 1.407,52 điểm, vượt mốc kháng cự quan trọng 1.400 điểm, thể hiện sức mạnh lan tỏa từ các mã trụ.
Tín hiệu tích cực không chỉ đến từ mức tăng của chỉ số mà còn thể hiện ở sự cải thiện thanh khoản. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE tăng 3,4% so với phiên trước và đạt mức cao hơn trung bình 20 phiên gần đây, cho thấy dòng tiền đang dần quay lại thị trường sau những phiên trầm lắng.
Độ rộng thị trường cũng nghiêng hẳn về bên mua với 193 mã tăng giá, trong đó nổi bật là các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản như VIC, VHM, cùng với nhóm ngân hàng, cảng biển, khoáng sản, thủy sản, cao su và điện. Sự hồi phục lan tỏa trên diện rộng đang củng cố thêm cho kỳ vọng thị trường bước vào giai đoạn vận động tích cực hơn trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn còn 133 mã giảm giá, chủ yếu thuộc các nhóm dầu khí, bảo hiểm và nhựa, cho thấy sự phân hóa nhất định trong thị trường. Ngoài ra, 40 mã đứng giá tham chiếu cũng phản ánh tâm lý thăm dò còn tồn tại ở một bộ phận nhà đầu tư. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng, với giá trị bán ròng trên sàn HOSE đạt 520,6 tỷ đồng. Đây là phiên thứ nhiều liên tiếp ghi nhận lực bán từ nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra áp lực nhất định lên các dòng cổ phiếu lớn.
Ở thị trường phái sinh, diễn biến cũng cho thấy tín hiệu khởi sắc. Hợp đồng tương lai VN30F2506 tăng mạnh 27,90 điểm (+2,02%), đóng cửa tại 1.408 điểm – cao hơn VN30 cơ sở 0,48 điểm. Các hợp đồng kỳ hạn xa hơn như VN30F2509 hay VN30F2512 ghi nhận chênh lệch từ -4,62 điểm đến +2,48 điểm so với chỉ số cơ sở.
Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng 24% so với phiên liền trước, vượt xa mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, khối lượng mở (OI) cũng tăng lên 49.088 hợp đồng từ mức 46.554, phản ánh sự gia tăng rõ rệt trong các vị thế nắm giữ, củng cố thêm kỳ vọng vào xu hướng đi ngang tích cực trong vùng 1.400–1.420 điểm của VN30F2506 trong ngắn hạn.
Diễn biến VN-Index thời gian qua
Nhận định của các công ty chứng khoán:
Chứng khoán SHS
Dưới ảnh hưởng từ VN30, xu hướng ngắn hạn VN-Index vượt lên
kháng cự 1.300 điểm, duy trì tăng trưởng ngắn hạn trên vùng hỗ trợ gần nhất,
quanh mốc tâm lý 1.300 điểm. Sau khi vượt qua kháng cự 1.300 điểm, VN-Index được kỳ vọng sẽ kiểm tra lại vùng giá cao
nhất tháng 3/2025, tương ứng 1.320 - 1.340 điểm. Tâm lý và xu hướng của thị
trường tiếp tục cải thiện dưới ảnh hưởng tích cực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn,
VN30.
Chỉ số VN30 dưới ảnh hưởng tích cực từ các cổ phiếu như VIC,
VHM, TCB... đang vượt lên mức giá cao nhất tháng 3/2025 quanh 1.400 điểm. Trong
trường hợp tích cực, khi VN30 vượt lên giá cao nhất tháng 3/2025 thì chỉ số này
có thể mở rộng lên vùng giá 1.450 điểm.
Phiên đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về Thương mại
đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang được tổ chức từ ngày 19 - 22/5/2025 tại
Washington D.C, Hoa Kỳ. Một số thông tin kỳ vọng các sản phẩm có 100% xuất xứ
từ Việt Nam (CO 100%) sẽ chịu mức thuế 10%. Mức thuế này được xem là tương đối
tích cực đối với các nhóm ngành thủy hải sản, khoáng sản, cao su... cũng như
ngành logistics.
Ngắn hạn, thị trường đang trong giai đoạn phục hồi đối với
nhiều mã, nhóm mã. Tuy nhiên, chỉ số thị trường đang trở lại vùng giá trước
thời điểm công bố thuế quan. Đây không phải là vùng giá hấp dẫn để giải ngân
thêm. Các vị thế giải ngân cần chọn lọc cẩn trọng, phụ thuộc vào triển vọng
tăng trưởng.
Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý. Mục tiêu đầu tư hướng
tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, có
tăng trưởng vượt trội so với nền kinh tế.
Chứng khoán BIDV
VN-Index tăng gần 19 điểm trong phiên ngày hôm
nay và đóng cửa tại mốc 1,315.15 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích
cực với 15/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Bất động sản dẫn đầu đà tăng,
theo sau là ngành Bảo hiểm.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán
ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Đà tăng trong phiên hôm nay đã chững lại trước
ngưỡng 1,315. Thanh khoản vẫn ở mức trung bình, chưa thật sự ủng hộ đà tăng của
chỉ số. Trong ngắn hạn, VN-Index có thể trải qua những phiên rung lắc tại
ngưỡng này – cận trên của gap giảm 1,270 – 1,315.
Chứng khoán SSI
VN-Index tăng gần 19 điểm trong phiên ngày hôm
nay và đóng cửa tại mốc 1,315.15 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích
cực với 15/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Bất động sản dẫn đầu đà tăng,
theo sau là ngành Bảo hiểm.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán
ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Đà tăng trong phiên hôm nay đã chững lại trước
ngưỡng 1,315. Thanh khoản vẫn ở mức trung bình, chưa thật sự ủng hộ đà tăng của
chỉ số. Trong ngắn hạn, VN-Index có thể trải qua những phiên rung lắc tại
ngưỡng này – cận trên của gap giảm 1,270 – 1,315.
Thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong trạng thái giằng co khi VN-Index loay hoay quanh vùng đỉnh cũ 1.320 điểm rồi lùi về 1.296 điểm do áp lực chốt lời gia tăng. Dù VIC bứt phá lên giá trần, giúp thu hẹp đà giảm, lực bán cuối phiên vẫn khiến chỉ số chìm trong sắc đỏ. Thanh khoản duy trì cao cho thấy dòng tiền chưa rút lui, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng khi thị trường bước vào vùng giá nhạy cảm.
Hai tuần đầu tháng 5/2025 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của VN-Index, vượt mốc 1.300 điểm và tiến sát đỉnh cũ thiết lập vào tháng 3. Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng tại vùng kháng cự mạnh khiến thị trường đảo chiều trong phiên cuối tuần. Diễn biến hiện tại đặt ra bài toán khó cho nhà đầu tư: Nên kiên nhẫn chờ đợi hay tận dụng cơ hội trong sóng điều chỉnh?
Chỉ sau 4 phiên giao dịch, cổ phiếu VPL của Vinpearl đã bứt phá mạnh mẽ, chính thức lọt vào top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HoSE, một kỳ tích giúp Vinpearl vượt mặt hàng loạt tên tuổi lớn như FPT, Hòa Phát và MB, chiếm lĩnh vị trí số 7.