Techcombank cho biết, đến nay, cùng với các đối tác, ngân hàng đã tiếp cận hơn 25 triệu khách hàng. Mô hình hợp tác trong hệ sinh thái được xây dựng dựa trên nguyên tắc minh bạch quyền sở hữu và độc lập trong ra quyết định, nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho tất cả các bên tham gia.
Ngày 26/4/2025, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã trình bày nhiều nội dung quan trọng như: Kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án chia cổ tức tiền mặt và kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP),...
Theo Tổng Giám đốc Jens
Lottner, năm 2024, Techcombank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động tăng 17,3% và lợi nhuận trước thuế tăng 20,3% so với năm trước đó, vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Một số chỉ số tài chính của ngân hàng cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt: Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) giảm xuống còn 1,17%, chi phí tín dụng duy trì ở mức 0,8%, trong khi tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) giảm nhẹ xuống 32,7%. Nhờ đó, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng thêm 70 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Song song với kết quả tài chính, năm 2024 cũng đánh dấu bước tiến mới của Techcombank trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, theo đó, nâng số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên 231 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2023) và mở rộng tập khách hàng lên gần 15,4 triệu người.
Jens Lottner cũng cho biết, trong quý I/2025, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 7.200 tỷ đồng, số dư CASA cá nhân tiếp tục tăng, và các chỉ số vận hành chủ chốt được duy trì ổn định. Thị phần NAPAS cũng tăng lên 17,6% ở chiều phát hành và 16,4% ở chiều thanh toán.
Tại đại hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hồ Hùng Anh đã trình bày định hướng chiến lược giai đoạn tới của Techcombank trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, nhưng cũng đối mặt với nhiều biến động từ bên ngoài.
Trọng tâm chiến lược được xác định là đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái số toàn diện, khác biệt với mô hình sở hữu đa ngành truyền thống. Theo đó, hệ sinh thái của Techcombank sẽ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, dữ liệu lớn và các ứng dụng AI, GenAI nhằm phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu chung, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ở mọi điểm chạm – từ online đến offline, từ tài chính đến phi tài chính.
Techcombank cho biết, đến nay, cùng với các đối tác, ngân hàng đã tiếp cận hơn 25 triệu khách hàng. Mô hình hợp tác trong hệ sinh thái được xây dựng dựa trên nguyên tắc minh bạch quyền sở hữu và độc lập trong ra quyết định, nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho tất cả các bên tham gia.
Ông Hồ Hùng Anh kỳ vọng, chiến lược này sẽ giúp tối ưu hóa chi phí thu hút và duy trì khách hàng, đồng thời mở rộng quy mô lợi nhuận trong dài hạn. Song song với đó, Techcombank cũng đang tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ blockchain và hỗ trợ xây dựng khung pháp lý cho tài sản số, nhằm đón đầu các cơ hội kinh doanh mới trong nền kinh tế số.
Tại Đại hội, các cổ đông đã thống nhất kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 14,4% so với kết quả thực hiện năm 2024. Hoạt động cấp tín dụng dự kiến tăng lên 745.738 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 16,4% so với cuối năm trước, hoặc cao hơn nếu được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức phù hợp.
Techcombank đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu (NPL) dưới 1,5%, đồng thời tiếp tục củng cố năng lực tài chính thông qua chương trình ESOP, với kế hoạch phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu, tương đương 0,3% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Đối với chính sách cổ tức, sau lần chi trả cổ tức tiền mặt đầu tiên sau 10 năm vào năm 2024 (với mức 1.500 đồng/cổ phiếu trước điều chỉnh tăng vốn), năm 2025, cổ đông đã phê duyệt phương án tiếp tục chi trả cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/cổ phiếu, với tổng số tiền dự kiến chi trả lên tới 7.064 tỷ đồng. Thời điểm và tiến độ thực hiện sẽ do Hội đồng quản trị quyết định, căn cứ tình hình thực tế và quy định pháp luật.
Ban lãnh đạo Techcombank cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực, nhưng các rủi ro liên quan đến biến động địa chính trị và xu hướng tăng lãi suất toàn cầu sẽ tiếp tục tạo ra nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, ngân hàng xác định việc kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển hệ sinh thái số, nâng cao năng lực dữ liệu và công nghệ sẽ đóng vai trò then chốt để duy trì đà tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tới.
Ngay trong quý đầu tiên của năm 2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk (mã chứng khoán: DRI) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng với mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới ba con số. Báo cáo tài chính cho thấy một bức tranh khởi sắc, đánh dấu bước chạy đà mạnh mẽ của doanh nghiệp cho năm tài chính mới.
Đơn vị này liên quan đến ông Vũ Quang Bảo - Chủ tịch Tập đoàn BB Group. Trong đó, BB Power Holdings là đơn vị phụ trách mảng năng lượng của tập đoàn, sở hữu nhiều công ty thành viên như Năng lượng Hoàng Sơn, Năng lượng Hoàng Sơn 2...
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, HOSE: MIG) đã có một khởi đầu tích cực trong năm 2025 khi công bố báo cáo tài chính quý 1 với nhiều điểm sáng đáng chú ý. Bức tranh tài chính cho thấy MIC đang từng bước củng cố vị thế trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, bất chấp bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức.