Từ một bến cảng quân sự cũ nát, làm thế nào Tân Cảng Sài Gòn lọt vào Top 20 cụm cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới?... đó là câu chuyện dài 36 năm của một Tổng Công ty và cũng là minh chứng hiệu quả khi chuyển đổi số có chiến lược.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn qua những con số
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn mới đây thông qua kế hoạch phát triển cụ thể trong năm 2025. Trong đó, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng 8%; tập trung tối ưu hóa năng lực các cảng hiện hữu, mở rộng tuyến vận tải nội địa và quốc tế, xây dựng hệ thống depot mang thương hiệu Tân Cảng, phát triển dịch vụ logistics toàn diện tại các trung tâm hàng hóa trọng điểm.
Năm 2024, đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn trên tất cả các lĩnh vực. Toàn hệ thống đạt sản lượng thông qua hơn 10,8 triệu TEU; doanh thu vượt mốc 32.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt trên 7.200 tỷ đồng (tăng 32,5% so với năm 2023). Thu nhập bình quân người lao động trên 37 triệu đồng/tháng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới đời sống cán bộ, công nhân viên.
Đặc biệt, hệ thống cảng của Tổng công ty liên tục lập kỷ lục mới về sản lượng khai thác: Cảng Tân Cảng Cát Lái đạt 5,8 triệu TEU, Cảng TCIT đạt 1,8 triệu TEU, Cảng TC-HICT đạt 1,6 triệu TEU… Với thành tích này, Tân Cảng Sài Gòn tiếp tục giữ vững vị thế là nhà khai thác cảng số 1 Việt Nam và đứng thứ 17 trong số 20 cụm cảng container lớn nhất thế giới.
Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản và quan trọng đều có sự tăng trưởng so với năm 2023, với doanh thu tăng 15,6%, lợi nhuận tăng 32,5%, năng suất lao động tăng 23,39%, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng 10,85%. Triển khai ứng dụng công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khi đơn vị liên tục đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Năm 2024 còn là năm bản lề trong chiến lược mở rộng kết nối quốc tế, nâng tầm thương hiệu Tân Cảng Sài Gòn ra thế giới. Tổng công ty đã tổ chức thành công hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại tại các diễn đàn và hội chợ lớn như: Hội chợ Trung Quốc – ASEAN, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Hội nghị tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam – Trung Quốc, góp phần quảng bá thương hiệu Việt trên bản đồ logistics toàn cầu.
Các công ty thành viên của Tân Cảng Sài Gòn cũng kinh doanh hiệu quả như CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (Tân Cảng Logistics, HOSE: TCL). Những năm qua, TCL thường xuyên duy trì tỷ lệ cổ tức cao, như giai đoạn 2020-2021 đều vượt 40%, thậm chí lên tới 70% cho năm 2019.
Năm 2025, TCL đặt mục tiêu doanh thu dịch vụ gần 1.700 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến hơn 143 tỷ đồng, tăng 5%. Tại Đại hội cổ đông mới đây, dù không chia sẻ con số cụ thể, lãnh đạo TCL cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1/2025 có mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ.
Sau năm 2024 kinh doanh khởi sắc với doanh thu vượt 1.600 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 146 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay, TCL nhận định sản lượng hàng qua cảng Cát Lái năm nay chỉ tăng khoảng 1%. Trong khi đó, dịch vụ tại ICD Tân Cảng Nhơn Trạch được kỳ vọng tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và hệ thống ePort, eDO đã hoàn thiện.
Cũng niêm yết trên HOSE, cổ phiếu CLL của Công ty cổ phần Cảng Cát Lái (HOSE) được nhà đầu tư quan tâm với mức giá ổn định hơn 33.000 đồng/CP. CLL duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều.
Thành lập năm 1989, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại với các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, xây dựng công trình dân sự, quân sự… Hiện Tân cảng Sài Gòn đảm nhiệm xếp dỡ 56,8% thị phần container hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng biển của cả nước; thứ hạng toàn cầu 4 năm gần đây, mỗi năm tăng một bậc.
Từ một bến cảng quân sự cũ nát với nguồn vốn ban đầu chỉ 17,5 tỷ đồng và 36 cán bộ, chiến sĩ được điều động từ các đơn vị về, chưa từng biết đến công việc kinh doanh, đến nay, TCT đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng, có tính lịch sử cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và năng lực quản trị điều hành, hội nhập quốc tế sâu rộng theo xu thế số hóa, xanh hóa, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế đất nước gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Các cơ sở cảng và trang thiết bị do TCT quản lý, khai thác đều mang tính lưỡng dụng“khi bình là ngư, khi biến là binh”. Hiện nay, TCT được biết đến là doanh nghiệp khẳng định thương hiệu quốc gia trong kinh doanh khai thác cảng và dịch vụ logistics, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.
Cảng container quốc tế Tân cảng Hải Phòng là cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc với các tuyến dịch vụ trực tiếp đi châu Mỹ và châu Âu
Từ năm 1997 đến nay, TCT luôn giữ vững vị trí số 1 Việt Nam về kinh doanh khai thác cảng biển, trong đó, 3 cảng giữ vị trí hàng đầu về sản lượng container xuất, nhập khẩu thông qua lớn thứ nhất, thứ hai và thứ ba cả nước là: Cảng Tân Cảng-Cát Lái, cảng biển lớn, hiện đại nhất Việt Nam, xếp thứ 30 thế giới; Cảng quốc tế Tân Cảng-Cái Mép, cảng biển lớn thứ hai và là cảng nước sâu lớn nhất toàn quốc; Cảng container quốc tế Tân Cảng-Hải Phòng, cảng biển lớn thứ ba cả nước và là cảng nước sâu lớn nhất khu vực Miền Bắc...
Tân Cảng Sài Gòn phát triển bền vững nhờ tăng công suất các cảng; tăng kết nối hệ thống; tăng quản trị hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác, đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh số hóa, xanh hóa...
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang quản lý, khai thác hệ thống 16 cơ sở cảng trải dài từ Bắc đến Nam, gồm: cảng Tân Cảng – Cát Lái, cảng Tân Cảng – Phú Hữu, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước tại TP. Hồ Chí Minh; cụm cảng container nước sâu Tân Cảng – Cái Mép (TCCT, TCIT, TCTT) tại Bà Rịa – Vũng Tàu; cảng quốc tế Cam Ranh tại Khánh Hòa; cảng Tân Cảng – Miền Trung tại Quy Nhơn; cảng container quốc tế Hải Phòng, cảng Tân Cảng – 189 và Tân Cảng – 128 tại Hải Phòng; các cảng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tân Cảng – Cái Cui, Tân Cảng – Sa Đéc, Tân Cảng – Cao Lãnh, Tân Cảng – Mỹ Thới, Tân Cảng – Trà Nóc, Tân Cảng – Giao Long, Tân Cảng – Thốt Nốt.
Công ty cũng đã triển khai tuyến vận tải thủy bằng sà lan kết nối Campuchia, khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long tới Cát Lái, các ICD và các cảng tại Cái Mép, các tuyến vận tải thủy nội địa kết nối các vùng Bắc - Trung - Nam.
Cảng quốc tế Tân cảng Cái Mép là một trong những cảng nước sâu lớn nhất cả nước
Tân Cảng Sài Gòn phát triển một cách đồng bộ ở các cảng. Đơn cử như Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Quận 2- TP HCM, gần với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất Phía Bắc TP HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Cảng Tân Cảng- Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10 bến), được trang bị 20 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng- Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam.
Cảng container Tân Cảng- Cái Mép ( Cảng TCCT, TCIT và TCTT) là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động từ ngày 03/06/2009, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 160,000 DWT (tương đương 14,000 Teu). Hiện Cảng Tân Cảng - Cái Mép có tuyến dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam sang Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ, sang Châu Âu và tuyến Nội Á do các Liên minh Hãng tàu lớn trên thế giới như THE ALLIANCE, OCEAN ALLIANCE, 2M+HMM triển khai. Cảng Container Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) là Cảng Liên doanh giữa Tổng Công ty TCSG với 3 đối tác vận tải lớn của châu Á là Mitsui O.S.K Lines, Hanjin Transportation và Wan Hai Lines. Cảng TCIT hiện đang tiếp nhận 10 tuyến dịch vụ mỗi tuần gồm: 7 tuyến dịch vụ trực tiếp đi Châu Mỹ, 1 tuyến đi châu Âu và 2 tuyến Nội Á đi Nhật, Thái Lan, Philippines, Pakistan,…
Cảng container Tân Cảng- Cái Mép ( Cảng TCCT, TCIT và TCTT) là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 160,000 DWT (tương đương 14,000 Teu).
Hệ thống ICD với tổng diện tích kho hàng gần 500.000 m2 bao gồm kho CFS, kho ngoại quan, kho mát, kho IMDG theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tại chỗ mọi nhu cầu của khách hàng. Tổng Công ty TCSG hiện đang cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở các thế mạnh về năng lực vận tải thủy bộ gồm đội vận tải thủy với đội sà lan trên 100 chiếc, tổng sức chở trên 8,000 Teu/ lượt chuyên chở và đội vận tải bộ với trên 500 xe đầu kéo hoạt động trên khắp cả nước cũng như thị trường Lào và Campuchia.
ICD Tân Cảng – Long Bình thuộc hệ thống ICD Tổng Công ty TCSG, có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tổng diện tích 230 ha, được bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp lớn và các tuyến đường giao thông trọng điểm.
Điều gì làm nên kỳ tích?
Đại tá Nguyễn Năng Toàn. Ảnh: TCSG
Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tân Cảng Sài Gòn từng chia sẻ: Với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. TCT tập trung nâng cao công suất, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn hệ thống; linh hoạt áp dụng các phương án, chính sách kinh doanh và tổ chức sản xuất để thu hút khách hàng, hãng tàu sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cảng. Xây dựng, triển khai các giải pháp để tăng tối đa công suất khai thác cảng toàn hệ thống. Tập trung triển khai kế hoạch, lộ trình thực hiện Đề án chuyển đổi số tại TCT giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nâng cấp toàn diện hệ thống và chuyển giao hạ tầng ứng dụng ePort, TTOS về các đơn vị để bảo đảm tính chủ động, an toàn của hệ thống.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách kinh doanh dịch vụ theo hướng tăng tính chủ động, linh hoạt trên cơ sở mang lại hiệu quả tổng thể. Cải tiến nền tảng công nghệ quản lý điều hành dịch vụ logistics, nâng cao năng lực cung ứng. Triển khai các giải pháp nâng cao tính kết nối toàn hệ thống để tăng lợi thế cạnh tranh trên cả nước; có giải pháp tổng thể để thúc đẩy các dịch vụ biển. Hoàn chỉnh quy chế quản lý, sử dụng và phát triển Bộ nhận diện thương hiệu TCT...
TCT tập trungnhiệm vụ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Tiếp tục điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng tinh, gọn, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả.Chúng tôi đã và đang tổ chức rà soát quy hoạch, sắp xếp đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý; ưu tiên đội ngũ cán bộ trẻ, có phẩm chất, năng lực, ngoại ngữ tốt đáp ứng chiến lược phát triển; xác định cán bộ là khâu then chốt trong phát triển doanh nghiệp. Tích cực đổi mới phương pháp, phong cách lãnh đạo theo hướng sâu sát, hiệu quả, nói đi đôi với làm. Phát huy trí tuệ tập thể, đề cao tính chủ động, sáng tạo của lãnh đạo...
Từ năm 2013, với sự ra đời của 2 trụ cột kinh doanh là dịch vụ logistics, vận tải và các ngành kinh tế biển, Tân cảng Sài Gòn tiếp tục nối dài chuỗi dịch vụ, mang “cảng” đến tận nhà máy, công trình cho khách hàng, hình thành hệ sinh thái trọn gói, đảm nhận mắt xích quan trọng, duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước vận hành thông suốt, kể cả trong tâm dịch Covid-19. Trung bình các năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng Tân cảng Sài Gòn chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn quốc; số thu thuế xuất nhập khẩu hàng qua cảng Tân cảng Sài Gòn đóng góp từ 16 đến 20% thu ngân sách TP.HCM, khoảng 6% tổng thu ngân sách quốc gia.
Để có được thành công trên, Tân cảng Sài Gòn luôn tiên phong, đi đầu trong đầu tư trang thiết bị, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, dịch vụ trực tuyến trong quản lý, điều hành, duy trì chất lượng dịch vụ, xây dựng “cảng xanh”, “dịch vụ thông minh”... để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cũng như tạo sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, tạo ưu thế cạnh tranh bền vững, góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng chính phủ số, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng, giảm giá thành sản phẩm, phát triển kinh tế đất nước.
Lễ vận hành hệ thống cổng tự động tại Tân cảng Cát Lái. Ảnh: TTV
Như vậy, bên cạnh sức mạnh đoàn kết, nỗ lực tập thể Tổng Công ty, chuyển đổi số được cho là chìa khoá vàng mà Ban lãnh đạo Tân Cảng Sài Gòn đã nắm bắt thời cơ để tạo nên giá trị to lớn hơn trong giai đoạn vươn tầm quốc tế.Được biết, Tân Cảng Sài Gòn bắt đầu chuyển đổi số từ đầu những năm 2000, khi công nghệ thông tin còn mới mẻ trong ngành khai thác cảng. Giai đoạn 2006-2010, thực hiện dự án “Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin”, cán bộ, nhân viên TCSG đã phát triển, làm chủ 2 phần mềm TOPX và TOPOVN giúp tối ưu hóa công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Những cải tiến này đã đặt nền móng cho bước tiến tiếp theo, khi TCSG đưa hệ thống ePort triển khai tại cảng Tân cảng Cát Lái vào năm 2017 giúp rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa từ 13 phút xuống dưới 2 phút. Việc áp dụng thanh toán trực tuyến, triển khai sử dụng chứng từ và lệnh giao dịch điện tử eDO đã thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và trở thành mô hình thương mại điện tử đầu tiên trong ngành khai thác cảng biển ở Việt Nam.
Hiện nay, TCSG đã tích hợp trợ lý ảo Pi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vào ePort. Trợ lý ảo này cũng được áp dụng trên các nền tảng khác như fanpage và Zalo, đáp ứng 100% yêu cầu của khách hàng, giảm tải cho trung tâm chăm sóc khách hàng và cải thiện hiệu quả vận hành. Pi hỗ trợ khách hàng qua 25 kịch bản, 301 bước quy trình và 4.532 câu mẫu, nâng cao chất lượng dịch vụ của TCSG.
Hệ thống cổng thông minh Smart Gate được triển khai tại cảng Tân cảng Cái Mép-Thị Vải đã giúp giảm thời gian nhận diện container và kiểm tra chứng từ từ 5-10 phút xuống chỉ còn 10-15 giây. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm áp lực giao thông và hỗ trợ tài xế hiệu quả hơn.
“Chuyển đổi số tại Tân Cảng Sài Gòn không đơn thuần là áp dụng công nghệ mà là một chiến lược tổng thể, nơi công nghệ hiện đại đi cùng tư duy đổi mới để tạo nên giá trị vượt trội. Hành trình này giúp TCSG duy trì vị thế là đơn vị khai thác cảng biển hàng đầu khu vực, đồng thời mở rộng cánh cửa đến các thị trường quốc tế”.
Đối với Tân Cảng Sài Gòn, chuyển đổi số đã mang lại sự thay đổi đột phá trong cách thức giao dịch tại cảng. Khách hàng có thể thực hiện các thủ tục đặt chỗ, kiểm tra thông tin container, và xuất/nhập hàng trực tuyến chỉ trong vài phút, thay vì phải chờ đợi hàng giờ tại quầy. Một ví dụ điển hình là tại cảng Cát Lái, hệ thống eDO xử lý trung bình trên 15.000 lệnh giao mỗi ngày, tiết kiệm hơn 80% thời gian giao dịch so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, việc giảm sử dụng giấy tờ vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp bảo vệ môi trường với hàng trăm tấn giấy mỗi năm. Số lượng nhân sự tại khu thủ tục cũng giảm 2/3, giúp tiết kiệm nhân công và tăng năng lực phục vụ lên 50%.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp khai thác cảng, công nghệ chuyển đổi số như TOPX, TOPOVN hay ePort giúp giảm thiểu thời gian giao nhận, cải thiện đáng kể năng suất. Tại các cảng ở TP. Hồ Chí Minh, thời gian tàu nằm bến đã giảm 50%, thời gian giao nhận hàng hóa của khách hàng rút ngắn 3/4. Nhoừ đó gia tăng doanh thu của ngành, với mức tăng trung bình 20 - 25% mỗi năm.
Những người thuyền trưởng luôn trách nhiệm vi cộng đồng
Hoạt động cộng đồng, hướng tới sự phát triển bền vững cũng là một kim chỉ nan khiến cho Tân Cảng Sài Gòn lớn mạnh từng ngày. Hơn 10 năm qua, “Quỹ phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ” của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã quyên góp số tiền hơn lớn. Tổng công ty nhận phụng dưỡng hàng trăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ của 18 tỉnh thành trên cả nước; thân nhân liệt sĩ của người lao động Tổng Công ty, thân nhân liệt sĩ Hải quân hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngoài ra, Tổng công ty còn đóng góp khoảng 100 tỷ đồng cho các hoạt động dân vận, xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ đồng bào khó khăn tại các địa phương vùng sâu, vùng xa. Các chương trình “Hành trình nghĩa tình và tri ân”, “Làm theo lời Bác”, “Mái nhà chung đại gia đình Tân Cảng” đã lan tỏa sâu rộng trong toàn hệ thống, thể hiện tinh thần nhân văn, nghĩa tình, đậm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới…
Lần thứ 7 liên tiếp Tân cảng Sài Gòn nhận Thương hiệu quốc gia
Với những thành tựu và đóng góp trong 36 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vinh dự được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động” (2004), Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng, giải thưởng cao quý khác. Tân Cảng Sài Gòn cũng là doanh nghiệp duy nhất trong ngành khai thác cảng và logistics được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia” nhiều lần liên tiếp.
Vững vàng nội lực, vươn tầm thế giới, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ trong quản trị. Dự kiến trong năm nay, Tân Cảng Sài Gòn sẽ đưa vào vận hành thêm 5 phần mềm lớn phục vụ sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, tạo nền tảng phát triển bền vững, hiện đại và minh bạch.
Với tầm nhìn: “Trở thành Tập đoàn kinh tế – quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và dịch vụ logistics”, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa trọn gói cho khách hàng với phương châm “Đến với Tân Cảng Sài Gòn – Đến với chất lượng dịch vụ hàng đầu”.
Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh - Tổng giám đốc của Cienco4 cho biết đầu tư dự án BOT không được gì; ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ tịch HĐQT ABBank khẳng định bất động sản không bao giờ chết; Chủ tịch Vingroup tiết lộ sẽ ra xa trung tâm để làm bất động sản và rất nhiều thông tin được lãnh đạo các doanh nghiệp tiết lộ thẳng thắn...
Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm, mã DVN) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2025 là 465 tỷ đồng, giảm so với mức thực hiện được năm 2024 là 509 tỷ đồng. Phần lợi nhuận công ty mẹ dự kiến tăng khoảng 11%.