Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) năm 2023

14:50 17/10/2024
Cỡ chữ
(Kế toán & Kiểm toán) - Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) năm 2023

I. Giới thiệu tổng quan về  Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)  

1. Giới thiệu chung  

  • Tên đầy đủ: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN   
  • Tên tiếng Anh: SAIGON BEER – ALCOHOL – BEVERAGE CORPORATION   
  • Tên viết tắt: SABECO   
  • Vốn điều lệ: 12.825.623.720.000 đồng   
  • Người đại diện pháp luật: Ông Koh Poh Tiong – Chủ tịch Hội đồng quản trị  Ông Tan Teck Chuan Lester – Tổng Giám đốc   
  • Trụ sở đăng ký: 187 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam   
  • Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam   
  • Số điện thoại: (+84) 28 3829 4081 – 3829 4083 – 3829 6342   
  • Fax: (+84) 028 3829 6856   
  • Email: sabeco@sabeco.com.vn   
  • Website: www.sabeco.com.vn   

2. Lĩnh vực kinh doanh:  

  • Sản xuất đồ uống: Sản xuất chế biến thực phẩm (trừ chế biến thực phẩn tươi sống; sản xuất rượu bia, nước giải khát tại trụ sở chính).  
  • Mua bán các loại Bia, Cồn, Rượu, Nước giải khát, các loại bao bì, nhãn hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực - thực phẩm.  
  • Mua bán vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, hương liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát, lương thực, thực phẩm.  
  • Đào tạo nghề.  
  • Nghiên cứu thị trường.  
  • Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán).  
  • Quảng cáo thương mại.  
  • Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không kinh doanh khách sạn tại trụ sở chính).  
  • Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế.  
  • Kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh Bất động sản.  
  • Xây dựng dân dụng, công nghiệp.  
  • Lắp đặt, sửa chữa, chế tạo, bảo dưỡng máy móc - thiết bị ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát và công nghiệp thực phẩm (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xí mạ điện, luyện cán cao su tại trụ sở chính).  
  • Dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch, tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý bất động sản.  
  • Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.  

3. Ngành kinh doanh chính:  Sản xuất và buôn bán Bia, Rượu và Nước giải khát   

4. Các giải thưởng tiêu biểu  

  • Giải Vô Địch Bia Thế Giới 2023, Viện Kiểm Nghiệm Đồ Uống (BTI).  
  • Giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội & Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.  
  • Giải thưởng TOP 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.  
  • Giải thưởng Doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu giai đoạn 2020-2022,Tổng cục Thuế.  
  • TOP 20 báo cáo thường niên tốt nhất năm 2023 (nhóm Doanh nghiệp phi tài chính), Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết.  
  • TOP 12 Hội đồng quản trị cam kết thực hành tốt Quản trị Công ty, Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam.  
  • TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2023, Forbes Việt Nam.  
  • Giải Vàng “Tiếp thị đa kênh”, MMA Smarties Việt Nam 2023.  

5. Các mốc lịch sử:  

  • Năm 1875: Tiền thân của Bia Sài Gòn là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn.   
  • Năm 1977: Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức được thành lập.   
  • Năm 1985: Bia lon Saigon Export chính thức ra mắt.  
  • Năm 1989: Bia lon 333 Export chính thức ra mắt.  
  • Năm 1992: Bia chai Saigon Lager chính thức ra mắt.  
  • Năm 1993: Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành Công ty Bia Sài Gòn.  
  • Năm 1996: Bia chai Saigon Export chính thức ra mắt.  
  • Năm 2000: Bia chai Saigon Special chính thức ra mắt.  
  • Năm 2003: Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn được thành lập.  
  • Năm 2008: Chuyển đổi mô hình hoạt động thông qua quá trình cổ phần hóa, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn được thành lập.  
  • Năm 2010: SABECO đạt mức tiêu thụ 1 tỷ lít bia/năm.  
  • Năm 2016: Niêm yết cổ phiếu trên HOSE.  
  • Năm 2017: Bia lon Saigon Gold chính thức ra mắt.  
  • Năm 2018: Thay đổi cấu trúc quản lý của SABECO.  
  • Năm 2019: Tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon và 333.   
  • Năm 2020: Kỷ niệm 145 năm thành lập của SABECO.  

II. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của  Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)  

1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh   

BẢNG 1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SABECO NĂM 2023  

Đơn vị: VNĐ  

 

Chỉ tiêu  

Năm 2023  

Năm 2022  

Tăng/Giảm  

Tỷ lệ (%)  

1  

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

1  

37.739.184.263.128  

41.813.139.058.076  

(4.073.954.794.948)  

-9,74%  

2  

Các khoản giảm trừ doanh thu  

2  

0  

(22.320.718.601)  

22.320.718.601  

-100,00%  

3  

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

(1) + (2)  

37.739.184.263.128  

41.790.818.339.475  

(4.051.634.076.347)  

-9,70%  

4  

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp  

4  

(32.127.500.715.007)  

(35.158.185.011.372)  

3.030.684.296.365  

-8,62%  

5  

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

(3) + (4)  

5.611.683.548.121  

6.632.633.328.103  

(1.020.949.779.982)  

-15,39%  

6  

Doanh thu hoạt động tài chính  

6  

3.560.612.649.786  

3.049.588.425.447  

511.024.224.339  

16,76%  

7  

Chi phí tài chính  

7  

(69.112.595.833)  

(69.375.202.181)  

262.606.348  

-0,38%  

8  

Chi phí bán hàng  

8  

(3.833.568.260.824)  

(4.038.486.338.919)  

204.918.078.095  

-5,07%  

9  

Chi phí quản lý doanh nghiệp  

9  

(411.535.811.152)  

(347.706.978.997)  

(63.828.832.155)  

18,36%  

10  

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  

(5) + (6) + (7) + (8) + (9)  

4.858.079.530.098  

5.226.653.233.453  

(368.573.703.355)  

-7,05%  

11  

Thu nhập khác  

11  

4.669.151.935  

1.385.783.906  

3.283.368.029  

236,93%  

12  

Chi phí khác  

12  

(16.870.685.102)  

(8.143.366.231)  

(8.727.318.871)  

107,17%  

13  

Kết quả từ hoạt động khác  

(11) + (12)  

(12.201.533.167)  

(6.757.582.325)  

(5.443.950.842)  

80,56%  

14  

Lợi nhuận kế toán trước thuế  

(10) + (13)  

4.845.877.996.931  

5.219.895.651.128  

(374.017.654.197)  

-7,17%  

15  

Chi phí thuế TNDN hiện hành  

15  

(548.226.704.070)  

(680.488.477.453)  

132.261.773.383  

-19,44%  

16  

Chi phí/(lợi ích) thuế TNDN hoãn lại  

16  

(10.040.694.460)  

20.249.650.982  

(30.290.345.442)  

-149,58%  

17  

Lợi nhuận sau thuế TNDN  

(14) + (15) + (16)  

4.287.610.598.401  

4.559.656.824.657  

(272.046.226.256)  

-5,97%  

18  

Tổ̉ng luân chuyển thuần  

(3) + (6) + (11)  

41.304.466.064.849  

44.841.792.548.828  

(3.537.326.483.979)  

-7,89%  

19  

Tổng chi phí  

(4) + (7) + (8) + (9) + (12) + (15) + (16)  

(37.016.855.466.448)  

(40.282.135.724.171)  

3.265.280.257.723  

-8,11%  

20  

Doanh thu kinh doanh  

(3) + (6)  

41.299.796.912.914  

44.840.406.764.922  

(3.540.609.852.008)  

-7,90%  

21  

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng  

(5) + (8) + (9)  

1.366.579.476.145  

2.246.440.010.187  

(879.860.534.042)  

-39,17%  

22  

Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS)  

(17)/(18)  

0,1038  

0,1017  

0,0021  

2,09%  

23  

Hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế  

(14)/(18)  

0,1173  

0,1164  

0,0009  

0,79%  

24  

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh  

(10)/(20)  

0,1176  

0,1166  

0,0011  

0,92%  

25  

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng  

(21)/(20)  

0,0331  

0,0501  

(0,0170)  

-33,95%  

26  

Hệ số chi phí (Hcp)  

(19)/(18)  

(0,8962)  

(0,8983)  

0,0021  

-0,24%  

27  

Hệ số GVHB (Hgv)  

(4)/(20)  

(0,7779)  

(0,7841)  

0,0062  

-0,79%  

28  

Hệ số CPBH (Hcpb)  

(8)/(20)  

(0,0928)  

(0,0901)  

(0,0028)  

3,06%  

29  

Hệ số CPQLDN (Hcpq)  

(9)/(20)  

(0,0100)  

(0,0078)  

(0,0022)  

28,50%  

2. Nhận xét  

2.1. Đánh giá khái quát  

Theo bảng phân tích trên, có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2023 là 4.287.610.598.401 đồng, giảm 272.046.226.256 đồng so với năm 2022 (tương ứng giảm 5,97%). Tuy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có sự sụt giảm, hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của doanh nghiệp tăng nhẹ từ 0,1017 lên 0,1038, tức tăng 0,0021, tương ứng với mức tăng 2,09%.   

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2023 là 4.287.610.598.401 đồng thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hệ số sinh lời hoạt động (ROS) cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự tăng nhẹ so với năm 2022. Từ căn cứ trên, ta đi vào phân tích về kết quả kinh doanh của công ty, thông qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên để đưa ra nhận xét khách quan nhất về tình hình kinh doanh của công ty.   

2.2. Phân tích chi tiết  

Bên cạnh sự tăng nhẹ của hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS), hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh và hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế, các chỉ số tổng luân chuyển thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng đều có xu hướng giảm so với năm 2022. Đối với các hệ số chi phí, hệ số chi phí và hệ số giá vốn hàng bán có mực giảm lần lượt là 0,24% và 0,79%. Hệ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng, với tỷ lệ tăng lần lượt là 3,06% và 28,50%.  

Thứ nhất, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 so với năm 2022 giảm 4.051.634.076.347 đồng (tương ứng giảm 9,70%). Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 giảm 4.073.954.794.948 đồng so với năm 2022, tương đương giảm 9,74%; năm 2023 không có các khoản giảm trừ doanh thu. Nhìn chung, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 có biến động đáng kể so với năm 2022.  

Thứ hai, giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp  năm 2023 so với 2022 giảm 3.030.684.296.365 đồng tương ứng với 8,62%. Mặc dù giá vốn hàng bán giảm 8,62%, nhưng tỷ lệ giảm này thấp hơn so với mức giảm doanh thu (9,70%). Điều này cho thấy rằng công ty chưa có biện pháp giảm được giá vốn một cách hiệu quả để bù đắp cho sự suy giảm doanh thu.  

Thứ ba, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 giảm 1.020.949.779.982 đồng, tương đương giảm 15,39% so với năm 2022. Mặc dù giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp có sự giảm nhưng không đủ bù đắp phần sụt giảm trong doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn giảm đáng kể.   

Thứ tư, doanh thu hoạt động tài chính  năm 2023 tăng 511.024.224.339 đồng so với năm 2022, tương ứng với 16,76%. Đây là kết quả của việc công ty đã tối ưu hóa các khoản tiền gửi và quản lý hiệu quả dòng tiền trong bối cảnh lãi suất tăng. SABECO có lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn. Nhờ việc duy trì các khoản tiền gửi ngắn hạn với lãi suất tăng cao trong năm 2023, doanh thu từ lãi suất đã tăng đáng kể. Điều này là kết quả của việc tận dụng tốt các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là khi lãi suất thị trường tăng lên so với năm 2022. Vào năm 2023, thu nhập lãi tiền gửi và lãi cho vay là 1.290.161.471.800 đồng, trong khi đó, năm 2022 con số này là 955.840.485.275 đồng. So với năm 2022, tiền lãi tiền gửi trong năm 2023 ghi nhận mức tăng 334.320.986.525 đồng, tương ứng tăng 34,98%, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính.  

Thứ năm, chi phí tài chính  năm 2023 giảm 262.606.348 đồng so với năm 2022, tương đương giảm 0,38%, chi phí tài chính trong năm 2023 hầu như không biến động so với năm 2022. Sự ổn định của các yếu tố chi phí tài chính như lãi suất và các khoản chi phí khác đã giúp SABECO duy trì chi phí tài chính ở mức thấp và ổn định trong hai năm liên tiếp.  

Thứ sáu, chi phí bán hàng  năm 2023 giảm 204.918.078.095 đồng, tương đương giảm 5,07% so với năm 2022. Nguyên nhân chính đến từ việc giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi với mức giảm 215.555.698.561 tương ứng giảm 5,45%. Trong khi đó, chi phí nhân viên và chi phí bán hàng khác ghi nhận tăng lần lượt là 6533116618 đồng (tương ứng 11,29%) và 4104503848 đồng (tương ứng 16,36%) so với năm 2022.  

Thứ bảy, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 so với năm 2022 tăng 63.828.832.155 đồng, tương đương với 18,36%. Trong đó, chi phí nhân viên, chi phí thuê, chi phí khấu hao và phân bổ đều ghi nhận mức tăng lần lượt là 63.965.640.556 đồng, 16.621.181.470 đồng, 2.714.902.579 đồng tương ứng với 40,37%, 44,5% và 25,6%. Bên cạnh đó, chi phí quản lý khác giảm 19.472.892.450 đồng, tương ứng giảm 13,78%.  

Thứ tám, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 so với năm 2022 giảm 368.573.703.355 đồng, tương ứng với 7,05%. Tuy năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận tăng ở khoản tăng đáng kể ở doanh thu hoạt động tài chính và các khoản chi phí đều có xu hướng giảm, nhưng khoản này không đủ bù đắp phần sụt giảm trong doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.  

Thứ chín, thu nhập khác của doanh nghiệp năm 2023 ghi nhận giá trị tăng trưởng mạnh mẽ với 4.669.151.935 đồng, tăng 3.283.368.029 đồng (tương ứng tăng 236,93%).   

Thứ mười, chi phí khác của doanh nghiệp năm 2023 ghi nhận sự tăng mạnh 107,17%, tương ứng tăng 8.727.318.871 đồng so với năm 2022. Chi phí khác năm 2023 của doanh nghiệp ghi nhận giá trị 16.870.685.102 đồng.  

Thứ mười một, về chi phí thuế TNDN hiện hành  năm 2023 ghi nhận giảm 132.261.773.383 đồng so với năm 2022 (tương ứng 19,44%).  

Thứ mười một, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2023 giảm 272.046.226.256 đồng, tương ứng giảm 5,97% so với năm 2022. Tuy nhiên hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) lại có sự gia tăng ở mức 2,09%, tương ứng 0,0021 lần. Công ty đã cắt giảm chi phí một cách hiệu quả đồng thời tăng hiệu suất hoạt động.  

3. Về các hệ số sinh lời  

Thứ nhất, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 là 0,1176, tăng 0,0011 lần với tỷ lệ tăng 0,92% so với năm 2022. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1176 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,1166 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh tăng lên cho thấy dấu hiệu tích cực trong khả năng sinh lời từ việc kinh doanh của doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp để tối ưu việc kinh doanh của công ty.   

Thứ hai, hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 là 0,0331, năm 2022 là 0,0501 lần, giảm 0,0170 lần (tương ứng giảm 33,95%) so với năm 2022. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng, công ty thu 0,0331 đồng lợi nhuận, còn năm 2022 hệ số sinh lời hoạt động bán hàng phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng công ty thu được 0,0501 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng giảm đáng kể cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đang phát huy không hiệu quả ổn định như năm 2022.   

Thứ ba, hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS)  năm 2023 là 0,1038 lần, năm 2022 là 0,1017 lần, tăng 0,0021 lần với tỷ lệ tăng 2,09%. Hệ số sinh lời ròng năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1038 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2022 hệ số sinh lời ròng phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1017 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng tăng là dấu hiệu tích cực, điều này cho thấy công ty đang có kế hoạch quản lý hiệu quả.   

Thứ tư, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế  năm 2023 là 0,1173 lần, năm 2022 là 0,1164 lần, giảm 0,0009 lần với tỷ lệ giảm 0,79%. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1173 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,1164 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế tăng lên là dấu hiệu tích cực, công ty đã có những giải pháp hợp lý để cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.   

4. Về các hệ số chi phí  

Thứ nhất, hệ số chi phí (Hcp) năm 2023 là 0,8962 lần, năm 2022 là 0,8983 lần giảm 0,0021 lần với tỷ lệ giảm 0,24%. Hệ số chi phí năm 2023 cho biết để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần phải bỏ ra 0,8962 đồng chi phí, còn năm 2022 để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần bỏ ra 0,8983 đồng chi phí. Hệ số chi phí giảm 0,24% tạo ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của công ty.   

Thứ hai, hệ số giá vốn hàng bán (Hgv) năm 2023 là 0,7779 lần, năm 2022 là 0,7841 lần, giảm 0,0062 lần với tỷ lệ giảm 0,79%. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2023 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,7779 đồng giá vốn, còn năm 2022 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,7841 đồng giá vốn. Hệ số giá vốn hàng bán giảm là dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt giá thành, tránh được tình trạng gây lãng phí vốn góp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét thận trọng việc giảm giá vốn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.   

Thứ ba, hệ số chi phí bán hàng (Hcpb)  năm 2023 là 0,0928, năm 2022 là 0,0901 lần, tăng 0,0028 (tương ứng 3,06%). Hệ số chi phí bán hàng tăng chứng tỏ năm 2023 SABECO đã không quản lý tốt chi phí bán hàng gây tác động không tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.  

Thứ tư, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp (Hcpq)  năm 2023 là 0,0100 lần, năm 2022 là 0,0078 lần tăng 0,0022 lần với tỷ lệ tăng 28,50%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 phản ánh để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,0100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, còn năm 2022 phản ánh để thu về được 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra 0,0078 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy công ty phải bỏ ra nhiều hơn 0,0022 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thuần. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh nhất trong 4 hệ số chi phí trên, cho thấy doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ phương án sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp trong thới gian tới, tránh làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi.    

Kết luận:    

Năm 2023, SABECO đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận gộp. Với những nỗ lực trong việc quản lý tốt các chi phí bán hàng và đạt được sự tăng trưởng trong hoạt động tài chính, công ty đã giảm thiểu tác động tiêu cực đến lợi nhuận tổng thể. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững, SABECO cần chú trọng nhiều hơn đến việc tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong những năm tới.  

Huyền My
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo