Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 2023

08:00 23/05/2024
Cỡ chữ
(Kế toán & Kiểm toán) - Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 2023

I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

1. Giới thiệu chung

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên khác: Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam hiện nay, sở hữu hệ thống gần 20 nhà máy, hơn 15 trang trại trong và ngoài nước. Vinamilk có danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 250 loại sản phẩm đa dạng các ngành hàng như sữa nước, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phô mai, sữa hạt, nước giải khát, dòng sản phẩm Organic… đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngoài việc khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị trường nội địa, Vinamilk còn có nhiều bước đi chiến lược để xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU).

2. Lĩnh vực kinh doanh

Vinamilk hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

3. Ngành kinh doanh chính

- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát. sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.

- Kinh doanh công nghệ thực phẩm, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (theo quy định tại điều 11.3 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014).

- Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải.

- Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế biến, cà phê rang xay và cà phê phin hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ sở)

- Phòng khám đa khoa (không hoạt động tại trụ sở).

- Chăn nuôi, trồng trọt.

- Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và thực phẩm khác.

- Bán lẻ đồ uống có cồn, đồ uống không chứa cồn (các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có ga), nước khoáng thiên nhiên, rượu vang và bia cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.

- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ trà và rượu vang.

- Sản xuất, chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi và hỗn hợp bột phục vụ hoạt động chăn nuôi.

4. Các mốc lịch sử

- 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm:

Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy (Foremost)  
Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)  
Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle) (Thụy Sỹ)

- 1985, Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

- 1991, nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

- 1995, khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.

- 1996, Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

- 2000, được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

- 2001-2007, lần lượt khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ, Bình Định, Sài Gòn, Nghệ An, Tuyên Quang và Tiên Sơn.

- 2009, nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen "Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.

- 2000s, phát triển đến New Zealand và hơn 20 nước khác.

- 2012, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng,nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.

- 2016,

- 2013, Vinamilk là một trong những nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hecta tại khu CN Mỹ Phước 2

- 2016, cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.

- 2017, một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới và là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với doanh thu và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD.

- 2018, khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất - Thanh Hóa với quy mô 4.000 con bò với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, thiết kế trên diện tích 2.500 ha, trong đó 200 ha xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa.

- 2019, vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion)

- 2021, kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh)

II. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)  

1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh

BẢNG 1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VINAMILK NĂM 2023

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu  

Năm 2023  

Năm 2022  

Tăng/Giảm  

Tỷ lệ (%)  

1  

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

1  

49.787.821.885.749  

49.869.252.389.200  

(81.430.503.451)  

-0,16%  

2  

Các khoản giảm trừ doanh thu  

2  

39.509.870.272  

73.839.902.301  

(34.330.032.029)  

-46,49%  

3  

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

(1) - (2)  

49.748.312.015.477  

49.795.412.486.899  

(47.100.471.422)  

-0,09%  

4  

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp  

4  

27.670.140.028.521  

27.909.144.765.418  

(239.004.736.897)  

-0,86%  

5  

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

(3) - (4)  

22.078.171.986.956  

21.886.267.721.481  

191.904.265.475  

0,88%  

6  

Doanh thu hoạt động tài chính  

6  

1.564.632.266.590  

1.443.129.938.701  

121.502.327.889  

8,42%  

7  

Chi phí tài chính  

7  

500.569.105.963  

636.558.977.965  

(135.989.872.002)  

-21,36%  

 

Trong đó: Chi phí lãi vay  

 

319.960.906.546  

149.625.184.839  

170.335.721.707  

113,84%  

8  

Chi phí bán hàng  

8  

11.749.902.501.101  

11.229.692.142.113  

520.210.358.988  

4,63%  

9  

Chi phí quản lý doanh nghiệp  

9  

971.093.660.676  

859.560.797.485  

111.532.863.191  

12,98%  

10  

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  

(5) + (6) - (7) - (8) - (9)  

10.421.238.985.806  

10.603.585.742.619  

(182.346.756.813)  

-1,72%  

11  

Thu nhập khác  

11  

146.121.613.262  

231.016.368.808  

(84.894.755.546)  

-36,75%  

12  

Chi phí khác  

12  

23.815.069.714  

100.977.091.808  

(77.162.022.094)  

-76,42%  

13  

Kết quả từ hoạt động khác  

(11) - (12)  

122.306.543.548  

130.039.277.000  

(7.732.733.452)  

-5,95%  

14  

Lợi nhuận kế toán trước thuế  

(10) + (13)  

10.543.545.529.354  

10.733.625.019.619  

(190.079.490.265)  

-1,77%  

15  

Chi phí thuế TNDN hiện hành  

15  

1.810.363.849.173  

1.868.792.037.591  

(58.428.188.418)  

-3,13%  

16  

Chi phí/(lợi ích) thuế TNDN hoãn lại  

16  

22.735.939.958  

(7.837.682.550)  

30.573.622.508  

-390,08%  

17  

Lợi nhuận sau thuế TNDN  

(14) - (15) - (16)  

8.710.445.740.223  

8.872.670.664.578  

(162.224.924.355)  

-1,83%  

18  

Tổ̉ng luân chuyển thuần  

(3) + (6) + (11)  

51.459.065.895.329  

51.469.558.794.408  

(10.492.899.079)  

-0,02%  

19  

Tổng chi phí  

(4) + (7) + (8) + (9) + (12) + (15) + (16)  

42.748.620.155.106  

42.596.888.129.830  

151.732.025.276  

0,36%  

20  

Doanh thu kinh doanh  

(3) + (6)  

51.312.944.282.067  

51.238.542.425.600  

74.401.856.467  

0,15%  

21  

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng  

(5) - (8) - (9)  

9.357.175.825.179  

9.797.014.781.883  

(439.838.956.704)  

-4,49%  

22  

Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS)  

(17)/(18)  

0,1693  

0,1724  

(0,0031)  

-1,81%  

23  

Hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế  

(14)/(18)  

0,2049  

0,2085  

(0,0037)  

-1,75%  

24  

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh  

(10)/(20)  

0,2031  

0,2069  

(0,0039)  

-1,86%  

25  

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng  

(21)/(20)  

0,1824  

0,1912  

(0,0088)  

-4,63%  

26  

Hệ số chi phí (Hcp)  

(19)/(18)  

0,8307  

0,8276  

0,0031  

0,38%  

27  

Hệ số GVHB (Hgv)  

(4)/(20)  

0,5392  

0,5447  

(0,0054)  

-1,00%  

28  

Hệ số CPBH (Hcpb)  

(8)/(20)  

0,2290  

0,2192  

0,0098  

4,48%  

29  

Hệ số CPQLDN (Hcpq)  

(9)/(20)  

0,0189  

0,0168  

0,0021  

12,81%  

2. Nhận xét

2.1. Đánh giá khái quát

Theo bảng phân tích trên, có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2023 là 8.710.445.740.223 đồng, giảm 162.224.924.355 đồng so với năm 2022 (tương ứng giảm 81,11%). Sự sụt giảm nhẹ trong lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dẫn đến hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của doanh nghiệp giảm từ 0,1724 xuống còn 0,1693 (tỷ lệ giảm 1,81%).

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2023 là 8.710.445.740.223 đồng thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng hệ số sinh lời hoạt động (ROS) cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự giảm nhẹ so với năm 2022. Từ căn cứ trên, ta đi vào phân tích về kết quả kinh doanh của công ty, thông qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên để đưa ra nhận xét khách quan nhất về tình hình kinh doanh của công ty.

2.2. Phân tích chi tiết

Các chỉ số tổng luân chuyển thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS), hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng đều giảm nhẹ so với năm 2022. Ngoài ra, các hệ số chi phí (Hcp), hệ số chi phí bán hàng (Hcpb) và hẹ số chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt với tỉ lệ 0,38%, 4,48% và 12,81% cho thấy công tác quản lý chi phí, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kém hiệu quả hơn so với năm 2022.

Thứ nhất, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 so với năm 2022 giảm nhẹ 47.100.471.422 đồng (tương ứng 0,09%). Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 giảm 81.430.503.451 đồng so với năm 2022, tương đương giảm 0,16%; các khoản giảm trừ doanh thu giảm 34.330.032.029 đồng so với năm 2022, tương đương giảm 46,49%. Nhìn chung, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 không biến động nhiều so với năm 2022.

Thứ hai, giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp năm 2023 so với 2022 giảm 239.004.736.897 đồng tương ứng với 0,86%. Nguyên nhân lớn nhất đến từ thành phẩm đã bán năm 2023 giảm 367.771.449.394 đồng, tương đương giảm 1,38% so với năm 2022.

Thứ ba, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 tăng 191.904.265.475 đồng, tương đương tăng 0,88% so với năm 2022. Nguyên nhân do phần giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp giảm nhiều hơn so với phần doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước, vậy nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng nhẹ so với năm 2022.

Thứ tư, doanh thu hoạt động tài chính năm 2023 tăng 121.502.327.889 đồng so với năm 2022, tương ứng với 8,42%. Nguyên nhân chủ yếu do lãi tiền gửi năm 2023 tăng 24,67% so với năm 2022, tương ứng 238.160.136.776 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia năm 2023 giảm mạnh 36,27% so với năm 2022, tương ứng giảm 120.354.538.770 đồng. Các khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái và doanh thu hoạt động tài chính khác biến động không nhiều, doanh thu tăng khoảng 2,5-2,6% so với năm 2022.

Thứ năm, chi phí tài chính năm 2023 giảm 135.989.872.002 đồng so với năm 2022, tương đương giảm 21,36%. Trong đó, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái và chi phí tài chính khác giảm mạnh với con số lần lượt là 158.237.684.063 đồng (tương ứng giảm 60,43%) và 133.238.135.702 đồng (tương ứng giảm 89,68%) so với năm 2022. Tuy nhiên, chi phí lãi vay năm 2023 tăng đột biến 113,84%, tương ứng tăng 170.335.721.707 đồng so với năm 2022.

Thứ sáu, chi phí bán hàng năm 2023 tăng 520.210.358.988 đồng, tương đương tăng 4,63% so với năm 2022. Nguyên nhân do các khoản chi phí dịch vụ khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường tăng một khoản đáng chú ý, các khoản tăng lần lượt 338.264.201.110 đồng (tương ứng 4,20%), 140.029.826.561 đồng (tương ứng 22,30%) và 111.963.360.684 đồng (tương ứng 9,46%). Bên cạnh đó, khoản chi phí vận chuyển năm 2023 gây chú ý khi có xu hướng giảm khá mạnh - giảm 145.716.071.026 đồng (tương ứng giảm 18,99%) so với năm 2022.

Thứ bảy, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 so với năm 2022 tăng 111.532.863.191 đồng tương đương với 12,98%. Tăng mạnh nhất là chi phí nhân viên với khoản tăng là 71.486.275.425 đồng (tương đương 23,08%) so với năm 2022. Bên cạnh đó, khoản chi phí nhập hàng cũng tăng mạnh 54,95% so với năm 2023 (tương ứng tăng 9.973.876.978 đồng). Các khoản công tác phí và chi phí vận chuyển cũng tăng đáng kể với khoản tăng lần lượt là 9.770.167.518 đồng (tương ứng 27,25%) và 9.502.835.844 đồng (tương ứng 20,43%).

Thứ tám, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 so với năm 2022 giảm 182.346.756.813 đồng, tương ứng với 1,72%. Tuy năm 2023, Vinamilk ghi nhận tăng ở khoản lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính, nhưng khoản tăng này không đủ bù đắp phần tăng chi cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm nhẹ.

Thứ chín, thu nhập khác của Vinamilk năm 2023 giảm 84.894.755.546 đồng, tương ứng giảm 36,75%. Trong đó, thu nhập từ thanh lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận giảm mạnh 96,44% so với năm 2022, tương ứng giảm 91.795.753.034 đồng.

Thứ mười, chi phí khác của Vinamilk năm 2023 ghi nhận giảm mạnh 76,42%, tương ứng giảm 77.162.022.094 đồng so với năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị ghi sổ của tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang đã thanh lý/xóa sổ năm 2023 giảm mạnh 80.845.501.159 đồng (tương đương 91,77%) so với năm 2022.

Thứ mười một, về chi phí thuế TNDN. Chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2023 ghi nhận giảm 58.428.188.418 đồng so với năm 2022 (tương ứng 3,13%). Bên cạnh đó, chi phí thuế TNDN hoãn lại năm 2023 ghi nhận 22.735.939.958 đồng, tăng 30.573.622.508 đồng (tương ứng 390,08%) so với năm 2022.

Thứ mười một, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2023 giảm 162.224.924.355 đồng, tương ứng 1,83% so với năm 2022 khiến cho hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) giảm 1,81%, tương ứng 0,0031 lần. Công ty nên phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm đem lại những kết quả kinh doanh tích cực hơn.

3. Về các hệ số sinh lời

Thứ nhất, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 là 0,2031, giảm 0,0039 lần với tỷ lệ giảm 1,86% so với năm 2022. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,2031 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,2069 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh giảm đi cho thấy dấu hiệu không tích cực trong khả năng sinh lời từ việc kinh doanh của doanh nghiệp, cần đề ra biện pháp để tối ưu việc kinh doanh của công ty.

Thứ hai, hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 là 0,1824, năm 2022 là 0,1912 lần, giảm 0,0088 lần (tương ứng giảm 4,63%) so với năm 2022. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng, công ty thu 0,1824 đồng lợi nhuận, còn năm 2022 hệ số sinh lời hoạt động bán hàng phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng công ty thu được 0,1912 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng giảm cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đang phát huy không hiệu quả ổn định như năm 2022.

Thứ ba, hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) năm 2023 là 0,1693 lần, năm 2022 là 0,1724 lần giảm 0,0037 lần với tỷ lệ giảm 1,75%. Hệ số sinh lời ròng năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1693 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2022 hệ số sinh lời ròng phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1724 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng giảm nhẹ cũng là dấu hiệu không tích cực, điều này cho thấy hiệu quả quản lý của công ty chưa được tốt.

Thứ tư, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2023 là 0,2049 lần, năm 2022 là 0,2085 lần giảm 0,0037 lần với tỷ lệ giảm 1,75%. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,2049 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,2085 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế giảm đi là dấu hiệu không tích cực, tuy công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng vẫn cần có những giải pháp hợp lý để cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

4. Về các hệ số chi phí

Thứ nhất, hệ số chi phí (Hcp) năm 2023 là 0,8307 lần, năm 2022 là 0,8276 lần tăng 0,0031 lần với tỷ lệ tăng 0,38%. Hệ số chi phí năm 2023 cho biết để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần phải bỏ ra 0,8307 đồng chi phí, còn năm 2022 để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần bỏ ra 0,8276 đồng chi phí. Hệ số chi phí tăng 0,38% tạo ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của công ty. Vinamilk cần có giải pháp tối ưu hệ số chi phí để cải thiện khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Thứ hai, hệ số giá vốn hàng bán (Hgv) năm 2023 là 0,5392 lần, năm 2022 là 0,5447 lần, giảm 0,0054 lần với tỷ lệ giảm 1,00%. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2023 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,5392 đồng giá vốn, còn năm 2022 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,5447 đồng giá vốn. Hệ số giá vốn hàng bán giảm là dấu hiệu tích cực, cho thấy Vinamilk đã quản lý giá thành chặt chẽ, tránh được tình trạng gây lãng phí vốn góp, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét thận trọng việc giảm giá vốn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, hệ số chi phí bán hàng (Hcpb) năm 2023 là 0,2290, năm 2022 là 0,2192 lần, tăng 0,0098 (tương ứng 4,48%). Hệ số chi phí bán hàng tăng chứng tỏ năm 2023 Vinamilk đã không quản lý tốt chi phí bán hàng gây tác động không tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp (Hcpq) năm 2023 là 0,0189 lần, năm 2022 là 0,0168 lần tăng 0,0021 lần với tỷ lệ tăng 12,81%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 phản ánh để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,0189 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, còn năm 2022 phản ánh để thu về được 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra 0,0168 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy công ty phải bỏ ra nhiều hơn 0,0021 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thuần. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh nhất trong 4 hệ số chi phí trên, cho thấy Vinamilk cần xem xét lại hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp, tránh làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi.  

Kết luận:  

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk trong năm 2023 có biến động giảm nhẹ so với năm 2022. Khoảng thời gian chống chọi với dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi tăng chi phí dẫn đến tăng giá. Kết hợp với đó là ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine cũng đã góp phần làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến sữa tăng mạnh. Do đó, kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam có xu hướng giảm trong năm 2023. Doanh thu của Vinamilk có xu hướng giảm nhẹ do chịu tác động chung từ thị trường sữa Việt Nam. Các hệ số sinh lời hoạt động ròng ROS, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế đều giảm nhẹ. Vì vậy, Vinamilk cần chú ý hơn tới hệ số chi phí và hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp để cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồng Nhung & Thảo Nguyên
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo