Nghiên cứu phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng, là cơ sở để hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam thay đổi cơ chế quản lý theo mô hình Nhà nước giám sát thay cho mô hình Nhà nước điều hành. Vì lẽ đó, đòi hỏi các trường đại học công lập (ĐHCL) của Việt Nam nói chung và các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng, phải chủ động cân đối các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo để đáp ứng được các mục

1. Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm hiện nay. Nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển Giáo dục và Đào tạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý tạo môi trường hoàn thiện để các trường ĐHCL từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, điều này đã mở ra cho các trường nâng cao tính chủ động tích cực trong quản lý tài chính cũng như việc sử dụng Ngân sách Nhà nước tiết kiệm và hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Do đó, việc xác định chính xác chi phí dịch vụ theo suất đào tạo hoặc ngành đào tạo, là căn cứ quan trọng để nhà quản lý xác định được mức thu học phí phù hợp đối với đơn vị của mình.
Việc nghiên cứu
phương pháp xác định giá phí dịch
vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương để có cơ sở áp
dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị ở các trường là tính đúng và
tính đủ chi phí đào tạo, nhằm cung cấp thông tin chi phí dịch vụ đào tạo cho
nhà quản trị trong việc ra các quyết định
được hiệu quả tối ưu.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lựa chọn phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo để làm cơ sở áp dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị về tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, thực trạng xác định giá phí dịch vụ đào tạo của các trường, những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng giá phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương hiện nay.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể
Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm mục tiêu xác định được các nhân tố và hoàn thiện thang đo nháp của các biến trong mô hình nghiên cứu, thông qua việc tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu trước đó kết hợp với phỏng vấn sâu các chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện ở bước
tiếp theo trong nghiên cứu, trong đó nghiên cứu sơ bộ định lượng trên quy mô mẫu
hẹp để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nhằm đưa ra thang đo chính thức cho
nghiên cứu.
3. Thực trạng xác định giá phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
3.1. Khái quát chung về các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
Xét về khía cạnh tự chủ tài chính, hiện tại Bộ Công Thương có 5 trường đại học thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, gồm: Trường Đại học công nghiệp – TP.HCM, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công Thương – TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và Trường Đại học Điện lực. Hầu hết, các trường ĐHCL trực thuộc Bộ Công Thương này là thuộc các trường đại học định hướng ứng dụng và thực hành.
Hiện nay, việc xây dựng giá phí dịch vụ đào tạo đều được các trường thực hiện cho từng năm trước kỳ thi tuyển sinh và được xem xét trên một số khía cạnh, như: Dựa vào khung giá phí theo quy định của Nhà nước, số lượng tuyển sinh dự kiến, dựa vào khả năng sẵn sàng chi trả của người học.
3.2. Thực trạng phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
Thực trạng tổ chức xác định chi phí dịch vụ đào tạo của các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương qua kết quả khảo sát cho thấy, về đội ngũ cán bộ kế toán tại các trường đại học này có số lượng nhân viên từ 8-12 người, tất cả nhân viên kế toán trong các trường được khảo sát đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% trường được khảo sát thì bộ máy kế toán đều được tổ chức theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Thực trạng thực hiện quy trình xác định chi phí dịch vụ đào tạo, qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% các trường đều xây dựng theo 3 bước bao gồm: B1 - Xây dựng định mức chi phí; B2 - Tập hợp chi phí theo từng khoản mục; B3 - Tập hợp và tính chi phí đơn vị.
Đồng thời, tất cả các trường khảo sát đều xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ với trọng tâm xây dựng định mức chi phí chung cho toàn
trường.
Thực trạng thực hiện xác định đối tượng chi phí dịch vụ đào tạo, qua số liệu điều tra cho thấy, có 5/5 trường chiếm tỷ lệ 100% tính chi phí dịch vụ đào tạo đơn vị hàng năm theo đầu sinh viên và chi tiết cho từng ngành đào tạo, theo từng hình thức đào tạo.
Thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí dịch
vụ đào tạo, theo kết quả khảo sát cho thấy, 100% các trường đều áp dụng phương
pháp xác định chi phí hiện đại (theo phương pháp ABC) kết hợp với phương pháp
truyền thống (xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí theo quá
trình) để tính được chi phí dịch vụ đào tạo. Việc thực hiện tính dịch vụ chi
phí đào tạo đơn vị theo đầu sinh viên và được các trường chi tiết theo từng
hình thức đào tạo hoặc chi tiết theo từng ngành đào tạo. Theo đó, phương pháp
ABC được các trường áp dụng để tập hợp chi phí của các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh dịch vụ.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng để đảm bảo độ tin cậy trong phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương tác giả sử dụng công cụ kiểm định Cronbach’s Alpha.
Kết quả kiểm định cho thấy, 6 nhân tố nghiên cứu được tác giả đưa vào mô hình phân tích đều có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, các biến quan sát trong thang đo của các nhân tố có hệ số tương quan của biến tổng cũng đều > 0,3, nên đủ điều kiện để được sử dụng cho phân tích nhân tố ở các bước tiếp theo.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt. Như vậy, các thành phần nhân tố là biến độc lập cùng với biến phụ thuộc là sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí và sẽ được đưa vào mô hình để ước lượng.
Trước khi đưa vào mô hình ước lượng biến phụ thuộc được kiểm định để đảm bảo điều kiện sử dụng với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt 0,785, ở mức ý nghĩa 5% (> 0,5) và các biến quan sát trong thang đo của biến phụ thuộc đều phải có hệ số tương quan của biến tổng > 0,3.
4. khuyến nghị phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương
4.1. Các quan điểm và nguyên tắc đề xuất
Việc đề xuất phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo áp dụng cho các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương cần được thực hiện trên hai quan điểm.
Thứ nhất, đảm bảo tuân thủ nhất quán các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cơ chế tự chủ đối với các trường.
Thứ hai, các trường phải chịu sức ép cạnh tranh về cung cấp dịch vụ đào tạo đại học.
4.2. Đề xuất các giải pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo
Các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương cần cân nhắc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị của mình. Cụ thể, các trường cần tính giá phí riêng cho từng hoạt động đào tạo bậc đại học và sau đại học, chi tiết cho từng ngành đào tạo và được thực hiện theo trình tự các bước sau: Bước 1 - Nhận diện các hoạt động đào tạo; Bước 2 - Nhận diện các loại chi phí; Bước 3 - Nhận diện các trung tâm chi phí để làm căn cứ tính chi phí cho các đối tượng tính phí; Bước 4 - Tập hợp và phân bổ chi phí; và Bước 5 - Tính chi phí cho từng đối tượng.
Các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương cần hoàn thiện việc phân bổ chi phí đào tạo đối với từng chi phí sao cho hợp lý chung của toàn đơn vị.
4.3. Điều kiện đảm bảo tính khả thi của giải pháp đề xuất
Điều kiện đối với Nhà nước và Chính phủ.
Điều kiện đối với Bộ Tài Chính.
Điều
kiện từ phía các trường ĐHCL tự chủ.
5. Kết luận
Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, do xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học. Để tồn tại và phát triển, các trường ĐHCL Việt Nam nói chung và các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng, cần phải có những quyết định đúng đắn sao cho hợp lý và hữu hiệu, để phụ vụ cho quản lý và điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo, đồng thời cũng là căn cứ để nhà quản trị đưa ra những quyết định quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí dịch vụ đào tạo tại các trường ĐHCL tự chủ trực thuộc Bộ Công Thương có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, về thực hiện cơ chế tự chủ trong các trường ĐHCL.