Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) đã quyết định không chia cổ tức năm 2024, thay vào đó lợi nhuận bổ sung vào các quỹ khen thưởng, phúc lợi và đầu tư phát triển.
Hiện hồ sơ đã được Ủy ban Quản lý vốn
Nhà nước (CMSC) chuyển sang Bộ Tài chính để phê duyệt, dự kiến sẽ có phản hồi
trước ngày 26/4. Theo kế hoạch, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – cổ đông lớn
nhất của BSR – đã thông qua việc nâng vốn điều lệ, tương đương mức tăng 61%.
Việc triển khai dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2025.
Nguồn vốn tăng thêm này sẽ đóng vai
trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các dự án lớn, đặc biệt là dự án nâng
cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất – một trong những trụ cột trong chiến
lược phát triển dài hạn của Hóa dầu Bình Sơn.
Tuy nhiên, đi kèm với kế hoạch tăng
vốn, Lọc Hóa dầu Bình Sơn cũng đang đối mặt với một thách thức đáng kể nguy cơ bị hủy niêm yết
theo quy định của Luật Chứng khoán sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Cụ
thể, luật yêu cầu tối thiểu 10% cổ phần có quyền biểu quyết phải do ít nhất 100
cổ đông thiểu số nắm giữ. Trong khi đó, hiện PVN đang nắm tới 92,13% cổ phần
của BSR, khiến công ty không đáp ứng được điều kiện này.
Trước tình hình đó, BSR đã báo cáo với các cơ quan chức năng và đề xuất một số giải pháp. Một trong những
khuyến nghị được đưa ra là việc PVN nên xem xét phương án thoái vốn một phần.
Song song đó, Hóa dầu Bình Sơn phải tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để bổ sung nguồn lực tài chính, đảm bảo nguồn cung dầu thô
cho các dự án sắp tới. Theo tiết lộ, PVN đã có các cuộc trao đổi sơ bộ với một
số đối tác đến từ khu vực Trung Đông về tài chính và
năng lượng.
Liên quan đến dự án nâng cấp Nhà máy
lọc dầu Dung Quất, Lọc Hóa dầu Bình Sơn hiện đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ thiết kế kỹ
thuật cơ sở (FEED), dự kiến trình phê duyệt vào ngày 2/5. Sau khi được thông
qua, công ty này sẽ tiến hành đấu thầu và ký kết hợp đồng tổng thầu EPC vào tháng
12/2025. Kế hoạch hiện tại đặt mục tiêu đưa dự án vào vận hành thương mại vào
năm 2028, với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2025 dự kiến đạt 1.700
tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông năm 2025, BSR đặt
mục tiêu tổng doanh thu đạt 114.654 tỷ đồng – giảm 7% so với năm 2024, nhưng
lợi nhuận sau thuế lại kỳ vọng tăng 27%, lên mức 752 tỷ đồng. Tuy nhiên, công
ty này cũng có dự định vượt kế hoạch, hướng đến mốc doanh thu 140.000 tỷ
đồng – tăng 14% so với kết quả thực hiện năm trước.
Một điểm đáng chú ý khác là việc chi
trả cổ tức. Trước đó, Lọc Hóa dầu Bình Sơn từng dự kiến chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 3%. Tuy
nhiên, Hội đồng Quản trị
đã quyết định không chia cổ tức năm 2024, thay vào đó lợi nhuận bổ sung
vào các quỹ khen thưởng, phúc lợi và đầu tư phát triển. BRS cũng có khả
năng tiếp tục không chia cổ tức trong năm 2025 để ưu tiên cho chiến lược dài
hạn.
Trên sàn chứng khoán, mã này đã tăng gần 2%, lên 15.700 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 24/4, với khối lượng giao dịch lên tới 2,1 triệu cổ.
Ngày 24/04/2025, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2024, thông qua mục tiêu kinh doanh năm 2025 và chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2030. Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Novaland sẽ tiếp tục tái cấu trúc, nỗ lực tháo gỡ pháp lý dự án, kiện toàn quản trị - điều hành, chuyển đổi số và từng bước triển khai lộ trình ESG hướng tới phát triển bền vững.
Công ty cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí không công bố thông tin theo quy định đối với các tài liệu trong suốt nhiều năm như: Báo cáo tài chính (BCTC) Quý 1, 2, 3 năm 2024, soát xét bán niên năm 2024, năm 2023....
Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh (đơn vị có liên quan về cổ phần và dự án bất động với ập đoàn Quốc tế Năm Sao - Năm Sao Group) không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật về báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 06 tháng năm 2021, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 06 tháng năm 2022...