Ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Kim KhánhThứ ba, 01/07/2025 11:27 (GMT+7)
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40 năm 2025 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Đây là một bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146 năm 2025 của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Trong trường hợp có sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, việc thực hiện sẽ căn cứ theo các văn bản sửa đổi, bổ sung mới nhất.
Thông tư xác lập hai nhóm chủ thể có thẩm quyền thực hiện: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và các tổ chức được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ. Cả hai nhóm này đều có trách nhiệm cấp C/O và văn bản chấp thuận khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, tài khoản thu phí và hạ tầng số phục vụ hệ thống quản lý và cấp chứng nhận điện tử eCoSys.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40 năm 2025 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Các nguyên tắc triển khai nhấn mạnh tính thống nhất, toàn diện trong quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa; đồng thời bảo đảm thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không làm gián đoạn việc thực hiện điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế có liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Quy trình cấp C/O và văn bản chấp thuận sẽ được thực hiện qua Hệ thống eCoSys tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Hệ thống này do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số quản lý hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đảm bảo kết nối dữ liệu với Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cục này cũng có trách nhiệm tạo tài khoản, cấp mã số cho các đơn vị có thẩm quyền cấp và cập nhật danh mục công khai trên eCoSys.
Các tổ chức được giao nhiệm vụ cấp C/O và văn bản chấp thuận cần công khai quy trình, hướng dẫn thương nhân thực hiện đúng pháp luật, tiếp nhận và giải quyết vướng mắc, đồng thời báo cáo định kỳ lên Cục Xuất nhập khẩu và UBND cấp tỉnh. Cùng đó, UBND cấp tỉnh được yêu cầu tổ chức triển khai công tác cấp C/O trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông tư có hiệu lực, đồng thời công bố công khai thông tin, giám sát và xử lý vi phạm (nếu có) trong quá trình thực hiện.
Cục Xuất nhập khẩu chủ trì đào tạo, kiểm tra định kỳ và phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm chất lượng công tác cấp C/O và văn bản chấp thuận trên toàn quốc.
Để cơ cấu các khoản nợ khủng, cải thiện tình trạng vượt chi phí lãi vay quy định theo báo cáo kiểm toán và chuẩn bị đầu tư cùng quỹ mạo hiểm quốc tế, Tập đoàn Kinh Bắc phát hành cổ phiếu giá rẻ, bố trí tài sản công ty thành viên trả nợ...
Việc bỏ thuế khoán chính thức từ 1/1/2026, Ban lãnh đạo RAL tính toán doanh thu giảm ngay năm 2025. RAL cũng gây chú ý vì kê sai thuế nhiều lần, trả 50% cổ tức bằng tiền khi kinh doanh yếu.
Sáng ngày 25/6, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 89,12% tổng số đại biểu Quốc hội). Theo luật này, thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) được phân cấp cho Chính phủ.
Sáng ngày 25/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bấm nút thông qua dự án “1 luật sửa 8 luật” gồm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.