Sonadezi tăng tốc vững vàng trên bản đồ "công nghiệp Việt Nam"

Ngọc Thu - 07/05/2025 12:35 (GMT+7)

Giữa bối cảnh kinh tế đầy biến động, khi nhiều doanh nghiệp buộc phải co cụm, cắt giảm kế hoạch, Tổng công ty Sonadezi lại chọn cách tiến lên. Không điều chỉnh mục tiêu, không dè dặt dự báo, Sonadezi bước vào năm 2025 với tinh thần "giữ vững phong độ – tăng tốc chiến lược", đầu tư lớn vào bất động sản công nghiệp thế hệ mới, mạnh tay triển khai các dự án tích hợp KCN – đô thị – sân golf. Sau hơn ba thập kỷ hiện diện, cái tên Sonadezi giờ đây không còn gói gọn trong vai trò phát triển hạ tầng KCN, mà đã trở thành một biểu tượng của tư duy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sonadezi và cam kết vững vàng trong năm 2025 giữa sóng gió thị trường

Bước vào năm 2025 với nhiều dấu hiệu bất ổn của môi trường kinh tế - xã hội, Tổng công ty Sonadezi vẫn kiên định với chiến lược đã đề ra. Tại Đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra, ban lãnh đạo Sonadezi khẳng định không điều chỉnh kế hoạch mà tiếp tục theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng như một lời cam kết về sự ổn định, bản lĩnh và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.

Nhìn lại năm 2024, Sonadezi đã có một năm hoạt động hiệu quả. Cả hệ thống ghi nhận tổng doanh thu 6.172 tỷ đồng, đạt gần 97% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch tới 18,17%, đạt 1.619 tỷ đồng. Không chỉ vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 18,37% – cao hơn 20,3% so với kỳ vọng ban đầu. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước cũng vượt chỉ tiêu, đạt 752 tỷ đồng, tương đương 115,5% kế hoạch.

Riêng Công ty mẹ - Tổng công ty Sonadezi – tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu với kết quả tài chính ấn tượng. Doanh thu đạt 773 tỷ đồng (vượt 11,2% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế chạm mốc 515 tỷ đồng, tương ứng 111,5% kế hoạch. Tỷ suất ROE đạt 13,21%, cổ tức chia ở mức 13%, cho thấy tình hình tài chính lành mạnh và chính sách cổ tức ổn định.

Tiếp nối đà tăng trưởng này, năm 2025, Sonadezi đặt mục tiêu nâng tổng doanh thu hợp nhất lên 6.680 tỷ đồng – tăng 8,23% so với thực hiện năm trước. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 1.404 tỷ đồng, dù thấp hơn con số thực hiện năm 2024, song thể hiện sự thận trọng trong bối cảnh thị trường tiềm ẩn nhiều biến động. Đối với Công ty mẹ, doanh thu dự kiến đạt khoảng 794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 510 tỷ đồng – tiếp tục duy trì sự ổn định.

Không dừng lại ở việc hoàn thành các chỉ tiêu tài chính, Sonadezi cũng đang chủ động chuẩn bị cho bước đi dài hơi bằng chiến lược mở rộng lĩnh vực đầu tư. Trong năm 2025, doanh nghiệp dự kiến đề xuất nghiên cứu và triển khai một loạt dự án mới, bao gồm ba khu công nghiệp (KCN), một khu đô thị và một sân golf tại tỉnh Đồng Nai – địa bàn chiến lược trong quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Đặc biệt, với dự án KCN Ninh Diêm 3 tại Khánh Hòa, Sonadezi đang gấp rút thực hiện các thủ tục để thành lập Công ty Cổ phần Sonadezi Khánh Hòa, nhằm trực tiếp đầu tư, xây dựng, kinh doanh và vận hành dự án. Đây được xem là một bước mở rộng ra ngoài địa bàn truyền thống, khẳng định tham vọng mở rộng ảnh hưởng trong lĩnh vực phát triển hạ tầng công nghiệp.

Bên cạnh đó, Sonadezi không bỏ quên mảng nhà ở thương mại và nhà ở xã hội – những lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm trong bối cảnh nhu cầu an cư của người dân gia tăng. Song song với các dự án bất động sản, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tính bền vững cao như cấp nước sạch, dịch vụ hỗ trợ, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng – những yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn.

Khi các "đại bàng công nghệ" chọn Sonadezi làm tổ

Năm 2024 ghi dấu một bước tiến ấn tượng trong hoạt động thu hút đầu tư của hệ thống khu công nghiệp Sonadezi. Chỉ trong vòng một năm, hơn 80ha đất công nghiệp và 14.800m² nhà xưởng đã được cho thuê – tăng trưởng lần lượt 190% và đáng kể so với năm trước. Thành quả này không chỉ phản ánh nhu cầu mở rộng sản xuất của nhà đầu tư, mà còn cho thấy sức hút ngày càng rõ nét từ hệ sinh thái công nghiệp được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp.

Tổng cộng 23 dự án mới đã lựa chọn "hạ cánh" tại các KCN của Sonadezi, trong đó có đến 17 dự án đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý, phần lớn các dự án này đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, ít thâm dụng lao động và thân thiện với môi trường – cho thấy sự dịch chuyển rõ nét trong chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Minh chứng tiêu biểu là dự án nhà máy Electronic Tripod Việt Nam tại KCN Châu Đức, với mức đầu tư lên tới 250 triệu USD, hứa hẹn tạo động lực lan tỏa về công nghệ và tiêu chuẩn sản xuất xanh.

Sự bứt phá trong năm 2024 không phải là một hiện tượng đơn lẻ, mà là kết quả của quá trình tích lũy và phát triển dài hạn. Tính đến nay, hệ thống KCN của Sonadezi đã thu hút tổng cộng 922 dự án đầu tư, trong đó có 657 dự án FDI. Tổng vốn đăng ký đã lên tới khoảng 12 tỷ USD và hơn 29.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong nước. Những con số này không chỉ minh chứng cho sức hấp dẫn của Sonadezi mà còn phản ánh sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp vào mô hình phát triển công nghiệp gắn với bền vững và dịch vụ hỗ trợ đồng bộ.

Một điểm nhấn khác không thể bỏ qua trong bức tranh phát triển toàn diện của Sonadezi là tổ hợp dự án tại khu vực Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), nơi tích hợp hài hòa giữa khu công nghiệp, khu đô thị và sân golf quy mô 18 hố đầu tiên trong khu vực. Trong năm vừa qua, sân golf này đã đón hơn 70.000 lượt khách đến trải nghiệm và tổ chức thành công 40 giải đấu, tạo nên không gian giao lưu, kết nối doanh nhân và nhà đầu tư – một hình thức "mềm hóa" hạ tầng thu hút FDI đầy hiệu quả.

Song hành với các hoạt động phát triển công nghiệp và dịch vụ, hệ thống Sonadezi còn khẳng định vai trò trong lĩnh vực hậu cần và logistics. Nhờ vào vị trí chiến lược và hạ tầng cảng biển hiện đại, mỗi năm các cảng Đồng Nai, Long Bình Tân và Gò Dầu do Sonadezi khai thác phục vụ vận chuyển gần 18 triệu tấn hàng hóa. Sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp, kết hợp với làn sóng đầu tư công và nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao, đã giúp Sonadezi duy trì vững vàng vị thế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực phía Nam.

Bên cạnh đầu tư và vận hành 12 khu công nghiệp lớn, Sonadezi còn đóng vai trò chủ lực trong lĩnh vực xử lý chất thải cho các doanh nghiệp FDI – một yếu tố then chốt để bảo đảm tiêu chuẩn môi trường tại các KCN. Chính sự kết hợp giữa phát triển công nghiệp và quản lý môi trường bền vững đã góp phần nâng cao hình ảnh Sonadezi như một nhà phát triển hạ tầng công nghiệp hiện đại, đáng tin cậy, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong dài hạn.

Từ hạ tầng công nghiệp được đầu tư bài bản, dịch vụ hỗ trợ đa dạng, đến khả năng kết nối giao thương hiệu quả, Sonadezi đang từng bước khẳng định mình như một điểm đến đầu tư toàn diện, nơi dòng vốn FDI có thể an tâm tìm thấy nền tảng phát triển vững chắc cho tương lai.

Sonadezi lần thứ tư lọt Top 10 doanh nghiệp bất động sản công nghiệp uy tín

Việc Tổng công ty Sonadezi tiếp tục được xướng tên trong Top 10 Công ty bất động sản công nghiệp uy tín năm 2025 không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn đánh dấu lần thứ tư liên tiếp thương hiệu này được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín của ngành.

Không phải ngẫu nhiên mà Sonadezi giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Với hơn 35 năm hình thành và phát triển, hệ thống khu công nghiệp (KCN) của Sonadezi hiện cung cấp trên 4.600 ha đất công nghiệp và một hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh, phục vụ cho hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những cái tên quen thuộc như Bosch, Aqua, Hans Vina, 3M, Kenda hay BOE… đều đã chọn Sonadezi làm điểm đến đặt nhà máy và mở rộng sản xuất.

Tính đến nay, các KCN do Sonadezi phát triển đã thu hút tổng cộng 922 dự án đầu tư, trong đó bao gồm 657 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 265 dự án đầu tư trong nước (DDI), với tổng vốn đăng ký lên đến khoảng 12 tỷ USD và hơn 29.000 tỷ đồng. Những con số này không chỉ phản ánh sức hút mạnh mẽ của các khu công nghiệp Sonadezi, mà còn cho thấy năng lực quản lý và định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nhận thấy nhu cầu của nhà đầu tư đang ngày càng nghiêng về các dự án công nghệ cao, có quy mô lớn và yêu cầu hạ tầng hiện đại, Sonadezi đang tiếp tục mở rộng quỹ đất công nghiệp, đặc biệt tại những địa bàn chiến lược có lợi thế về giao thông kết nối như gần các tuyến cao tốc, sân bay quốc tế, cảng biển và khu vực có nguồn nhân lực chất lượng. Đây chính là bước đi chủ động nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư toàn cầu trong giai đoạn hậu đại dịch và chuyển đổi chuỗi cung ứng.

Hiện tại, các KCN như Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Thạnh Phú (Đồng Nai) vẫn đang còn quỹ đất sạch, có thể bàn giao ngay, và điều này đang trở thành lợi thế cạnh tranh lớn giúp các khu công nghiệp này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI có yêu cầu cao về tiến độ triển khai dự án.

Không chỉ phát triển đất công nghiệp, Sonadezi còn đẩy mạnh lĩnh vực nhà xưởng cho thuê – một giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng trong bối cảnh cần tối ưu hóa chi phí và linh hoạt trong chiến lược sản xuất. Hệ thống hơn 200 nhà xưởng tại các KCN Long Thành, Châu Đức và Thạnh Phú được đầu tư bài bản, đa dạng về loại hình và diện tích, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà đầu tư. Theo đại diện Sonadezi, dòng sản phẩm này đang ghi nhận kết quả tích cực bởi tính linh hoạt cao, phù hợp với xu hướng đầu tư tinh gọn, dễ thích ứng trước những biến động của thị trường.

Từ vị thế của một doanh nghiệp tiên phong, Sonadezi không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời chủ động tái cấu trúc sản phẩm để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các nhà đầu tư quốc tế. Việc tiếp tục được vinh danh trong Top 10 công ty bất động sản công nghiệp uy tín chính là minh chứng rõ ràng cho sức hút và nội lực của doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nhìn từ tổng thể, sự kết hợp giữa chiến lược đầu tư dài hạn, quản trị hiệu quả và định hướng phát triển bền vững đã giúp Sonadezi không chỉ vượt qua thách thức mà còn đón đầu xu thế, khẳng định vai trò một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công trình công – quản trị tư

Công trình công – quản trị tư

"Xây xong rồi để đấy" – cụm từ ấy đang dần trở thành nỗi ám ảnh quen thuộc khi nói đến không ít công trình văn hóa, thể thao, giao thông ở nước ta. Hàng nghìn tỷ đồng ngân sách đã được rót vào những sân vận động vắng khách, làng văn hóa hoang vắng, nhà hát ít người xem, bảo tàng ít người đến… Không chỉ lãng phí vốn đầu tư ban đầu, những công trình ấy còn kéo dài tình trạng thua lỗ, xuống cấp và gây áp lực nặng nề lên ngân sách bảo trì hằng năm. Sân vân động Mỹ Đình là một ví dụ điển hình.

Công ty Dệt kim Hanoisimex hoạt động 19 năm không có giấy phép môi trường

Công ty Dệt kim Hanoisimex hoạt động 19 năm không có giấy phép môi trường

Dự án xây dựng nhà máy dệt kim tại tỉnh Hưng Yên đã lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành từ năm 2006. Đây là một trong 8 công ty thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (mã HSM - UpCOM).

Tăng cường phối hợp để triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng

Tăng cường phối hợp để triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng với mục tiêu ưu tiên lĩnh vực hạ tầng và công nghệ, nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện.

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng

Phát biểu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 diễn ra ngày 6/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh vừa phải tập trung ứng phó với diễn biến phức tạp của thế giới, khu vực, vừa thúc đẩy cải cách để tạo nền tảng mới cho phát triển.

Dòng tiền dè dặt, VN-Index hướng 1.270 điểm giữa kỳ vọng và thận trọng

Dòng tiền dè dặt, VN-Index hướng 1.270 điểm giữa kỳ vọng và thận trọng

Thị trường trở lại khi hệ thống KRX được vận hành với một phiên hồi phục đầy tính thăm dò. VN-Index bật tăng nhưng nhanh chóng vấp phải lực cản từ nhóm vốn hóa lớn, cho thấy dòng tiền chưa sẵn sàng “đặt cược lớn”. Thanh khoản cải thiện, khối ngoại mua ròng, nhưng độ phân hóa cao và lực bán tại vùng kháng cự cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm.

Tổng quan về hiệu quả thực hành ESG thông qua phân tích trắc lượng thư mục khoa học sử dụng phần mềm VOSviewer

Tổng quan về hiệu quả thực hành ESG thông qua phân tích trắc lượng thư mục khoa học sử dụng phần mềm VOSviewer

Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và phân tích thư mục, được hỗ trợ bởi phần mềm VOSviewer về hiệu quả thực hành ESG được phân loại thành ba hướng nghiên cứu chính giải quyết các khía cạnh khác nhau của ESG và góp phần vào hệ thống hóa lý thuyết và cung cấp nền tảng để xác định các xu hướng nghiên cứu hiện tại và các hướng tương lai trong hiệu quả thực hành ESG.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Vũng Tàu trúng đấu giá khu đất hơn 7.700 tỷ đồng

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Vũng Tàu trúng đấu giá khu đất hơn 7.700 tỷ đồng

Một sự kiện hi hữu đã diễn ra khi công ty chưa đầy nửa năm tuổi trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất gần 60ha ở thành phố Vũng Tàu.

Giải bài toán kết nối doanh nghiệp nhà nước với khối tư nhân

Giải bài toán kết nối doanh nghiệp nhà nước với khối tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Từ tư duy chỉ đạo đúng hướng, sẽ có những giải pháp, hành động phù hợp, hiệu quả và thành công. Trong đó, kết nối chặt chẽ, hiệu quả giữa doanh nghiệp nhà nước với khối doanh nghiệp tư nhân là một định hướng quan trọng.

Rà soát, đề xuất tháo gỡ cho 2.200 dự án

Rà soát, đề xuất tháo gỡ cho 2.200 dự án

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã hoàn thành rà soát, đang đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 5,9 triệu tỷ đồng, tổng quy mô sử dụng đất khoảng 347.000 ha.