Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2022-2023
A. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
1. Giới thiệu chung
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
- Mã chứng khoán: HPG
- Địa chỉ: KCN Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
- Vốn điều lệ: 58.147.857.000.000 đồng
- Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007
- Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng/cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5.814.785.700 cổ phiếu
- Điện thoại liên hệ: 0243 974 7751
- E-mail: ir@hoaphat.com.vn
- Website: www.hoaphat.com.vn
2. Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực:
- Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng)
- Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, vỏ container, thép dự ứng lực)
- Nông nghiệp
- Bất động sản
- Điện máy gia dụng.
Trong đó, sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
3. Ngành kinh doanh chính
1) Sản xuất thép xây dựng, thép cuộn cán nóng;
2) Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
3) Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu;
4) Sản xuất ống thép không mạ và có mạ;
5) Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
6) Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;
7) Sản xuất và bán buôn than cốc;
8) Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
9) Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí;
10) Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
11) Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
12) Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà, …
13) Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương;
14) Sản xuất, buôn bán container.
4. Các thành tựu
- Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước;
- Thương hiệu Quốc gia;
- Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam;
- Sao Vàng Đất Việt;
- Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất;
- Top 30 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam;
- Top 20 thương hiệu doanh nghiệp có giá trị trên 100 triệu USD của Tạp chí Forbes Việt Nam
B. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2022-2023
1. Bảng phân tích tình hình tài chính công ty giai đoạn 2022-2023:
Đơn vị tính: VNĐ
2. Phân tích khái quát
Nhìn chung, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty lớn thông qua các tiêu chí về vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Tuy nhiên, nhìn vào bảng phân tích, các chỉ tiêu như: luân chuyển thuần, lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế, các chỉ tiêu khả năng sinh lời giảm có xu hướng giảm và hệ số chi phí tăng. Qua đó ta thấy công ty đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả trong năm 2023, cùng với đó, công ty có lượng tài sản giảm mạnh tuy quy mô vốn chủ sở hữu lớn hơn so với năm tài khóa 2022, nhưng các hệ số về khả năng sinh lời giảm rõ rệt so với năm 2022. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh dịch vụ cho thuê, mua bán các sản phẩm thép và đầu tư tài chính, là trở ngại cho việc mở rộng các quan hệ tài chính.
Từ đó ta có thể thấy trọng điểm phân tích là quản trị doanh thu – chi phí.
3. Phân tích chi tiết
a. Về quy mô vốn, chính sách huy động vốn, chính sách tài trợ
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm và đầu năm của doanh nghiệp đều lớn hơn 1.000 tỷ đồng cho thấy Hòa Phát là một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn . Cụ thể năm 2022 tổng tài sản của công ty là 8.656.002.782.392 đồng, đến năm 2023 tổng tài sản là 1.952.862.915.27 đồng. Tổng tài sản năm 2022 giảm 6.703.139.867.117 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 77,44 % so với năm 2022. Điều này cho thấy trong năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát đã thực hiện thu hẹp quy mô, dù cho thị trường xuất khẩu được mở rộng tới 39 quốc gia. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ chính sách phát triển của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2023 là 70.801.095.177.788 đồng so với năm 2021 tăng 2.475.688.266.406 đồng với tỷ lệ tăng là 3,62%, cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có sự tăng nhẹ. Đến hết năm 2023, quy mô vốn chủ sở hữu vẫn có sự tăng nhẹ cho thấy các chủ sở hữu đã thực hiện góp thêm vốn làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Hệ số tự tài trợ (Ht) năm 2023 là 36,2550 lần cho biết bình quân một đồng tài sản được tài trợ bởi 36,2550 đồng vốn chủ. Hệ số tự tài trợ (Ht) năm 2021 là 7,8934 lần cho biết bình quân một đồng tài sản được tài trợ bởi 7,8934 đồng vốn chủ. Hệ số tự tài trợ năm 2022 đã tăng 28,3616 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng 359,31% so với năm 2021. Hệ số tự tài trợ trong năm 2023 rất lớn, cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Doanh nghiệp càng cao, thì rủi ro cho doanh nghiệp lại càng thấp. Tốc độ tăng là 359,31% so với 2022 cho biết nguồn vốn của Tập đoàn Hòa Phát phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông.
Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) năm 2023 là 1,0110 lần phản ánh một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi là 1,0110 đồng nguồn vốn dài hạn. Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) năm 2022 là 1,0517 lần phản ánh một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,0517 đồng nguồn vốn dài hạn. Hệ số tự tài trợ năm 2023 có xu hướng giảm 0,0407 lần so với năm 2022, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,78% cho thấy doanh nghiệp có đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và vẫn dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính sách tài trợ này đã đảm bảo các nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn và ít rủi ro tăng cơ hội đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, chi phí sử dụng cho chính sách này đang quá cao. Việc giảm hệ số tài trợ thường xuyên cho thấy trong năm 2023 doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh chính sách tài trợ tài sản dài hạn. Trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần cải thiện một cách triệt để hơn để không lãng phí cơ hội sử dụng vốn kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
b. Chính sách huy động vốn thiên về tận dụng vốn góp của các cổ đông.
Hệ số tự tài trợ (Ht) cuối kỳ là 28,3616 - rất lớn cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài chính của Doanh nghiệp cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ít sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Hệ số tự tài trợ năm 2023 tăng 359,31% so với năm 2022. Hệ số tự tài trợ tăng lên vì chỉ tiêu tài sản có tỷ lệ giảm khá mạnh, giảm 77,44% còn tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu lại là 3,62%. Có thể thấy doanh nghiệp chủ yếu thực hiện huy động bằng nguồn vốn từ vốn góp thực của các cổ đông, chứng tỏ ít khả năng rủi ro về mặt tài chính và rủi ro thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản vay bên ngoài.
c. Quy mô kinh doanh và công tác quản trị doanh thu – chi phí
Luân chuyển thuần (LCT) của doanh nghiệp năm 2023 là 3.022.639.408.280 đồng so với năm 2022 là 6.171.249.815.994 đồng đã giảm 3.148.610.407.714 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 51,02% cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu của công ty đã giảm đi.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Năm 2022, 2023 đều có kết quả dương. Kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp chưa tính đến chi phí lãi vay và thuế đều âm chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả nhưng chưa cao trong hai năm vừa qua. So với năm 2022, năm 2023 lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại giảm 3.119.609.213.852 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 54,07%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2023 và năm 2022 đều dương, tức là công ty hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2022, so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế đã giảm 2.972.828.782.564 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 54,44%. Điều này cho thấy, quy mô lợi nhuận doanh nghiệp năm 2023 giảm một cách rõ rệt so với năm 2022, điều này đặt ra cho doanh nghiệp vấn đề lớn trong khâu quản trị sản xuất kinh doanh. Ta thấy tỷ lệ giảm của LNST lớn hơn tỷ lệ giảm của LCT cho thấy công tác quản trị chi phí của công ty còn hạn chế, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
Hệ số chi phí (Hcp) năm 2023 là 0,1769 tức là để tạo ra một đồng luân chuyển thuần thì công ty phải tạo ra 0,1769 đồng chi phí, hệ số chi phí 2022 là 0,1151. So với năm 2022, hệ số chi phí năm 2023 đã tăng 0,0618 với tỷ lệ tăng khá cao 53,69%. Điều này cho thấy công tác quản trị chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đang có sự nới lỏng, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Về mặt tích cực, cả hai hệ số trong hai năm đều nhỏ hơn 1 , tức là tổng chi phí nhỏ hơn tổng doanh thu của doanh nghiệp, thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
d. Khả năng sinh lời
Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) năm 2023 là 0,8231 cho biết trong một đồng LCT tạo ra trong kỳ DN có 0,8231 đồng lợi nhuận sau thuế. ROS năm 2022 là 0,8849 phản ánh trong một đồng LCT tạo ra trong kỳ DN có 0,8849 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời hoạt động năm 2023 so với năm 2022 đã giảm với tỷ lệ 6,98%. Điều này cho thấy doanh nghiệp tuy sản xuất kinh doanh có lãi nhưng hiện khả năng sinh lời đang giảm. Đây là điều doanh nghiệp cần chú ý và tìm phương hướng khắc phục trong tương lai gần.
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) năm 2023 là 0,0364 lần cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào trong kỳ tạo ra được 0,0364 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Năm 2022 hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh là 0,0805 lần cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào trong kỳ tạo ra được 0,0805 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). BEP năm 2023 đã giảm 0,0441 lần so với năm 2022, ứng với tỷ lệ giảm 54,78%. Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang ở mức thấp khi một đồng vốn kinh doanh mới chỉ tạo được 0,0364 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Sau khi tính thêm lãi vay và thuế sẽ khiến cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng tới phần lợi tức mà cổ đông nhận được; vấn đề này nếu không được cải thiện sẽ khiến một số nhà đầu tư thực hiện rút vốn gây ảnh hưởng tới quy mô vốn chủ sở hữu.
Khả năng sinh lời ròng của tài sản (ROA) năm 2023 là 0,0342 lần, phản ánh bình quân cứ 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo được ra 0,0342 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2022, hệ số này là 0,0762 lần, cho biết bình quân cứ 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo được ra 0,0762 đồng lợi nhuận sau thuế. Khả năng sinh lời ròng của tài sản năm 2023 bị giảm 0,0420 lần so với năm 2022, với tỷ lệ giảm 55,12%. Khả năng sinh lời của tài sản giảm hơn 50% cho thấy khả năng sử dụng tài sản trong kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp đang gặp vấn đề lớn. Điều này làm lãng phí khả năng sinh lời của tài sản; về lâu dài, chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ lỡ sẽ vô cùng lớn.
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2023 là 0,0358 lần, phản ánh bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được 0,0358 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2022, ROE là 0,0813 lần, cho biết bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được 0,0813 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2022, hệ số này có sự sụt giảm 0,0455 lần, tương ứng với tốc độ giảm 55,97%. Khả năng sử dụng vốn chủ của doanh nghiệp đang ở mức thấp.
Kết luận
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp đang ở mức thấp, một số chỉ tiêu còn giảm ở mức vượt quá 50% so với cùng kỳ năm 2022 cho thấy khả năng kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp đang vô cùng thấp, đặc biệt lãng phí nguồn vốn chủ và tài sản của doanh nghiệp. Với tình hình kinh doanh hiện tại, công ty tiếp tục duy trì khả năng tự chủ tài chính, thực hiện lập quỹ dự phòng trả nợ các khoản,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cân nhắc cải tổ bộ máy và tăng cường công tác quản lý chi phí để cải thiện khả năng sinh lời.