Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Vincom Retail

08:00 16/04/2024
Cỡ chữ
(Kế toán & Kiểm toán) - Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Vincom Retail

Phần A. Giới thiệu tổng quan về CTCP Vincom Retail

1. Giới thiệu chung  
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Vincom Retail  
- Tên tiếng Anh: Vincom Retail Joint Stock Company  
- Tên viết tắt: Vincom Retail., JSC  
- Mã chứng khoán: VRE  
- Địa chỉ: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị Vinhomes Riverside, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.  
- Vốn điều lệ: 23.288.184.100.000 đồng  
- Tổng số cổ phần: 2.328.818.410  
- Điện thoại liên hệ: (84 24) 3974 9999  
- Fax: (84 24) 3974 8888  
- E-mail: info@vincom.com.vn     
- Website: https://vincom.com.vn

2. Lĩnh vực kinh doanh chính:  
- Hoạt động cho thuê các Trung tâm thương mại bán lẻ và các dịch vụ liên quan  
- Đầu tư và phát triển các bất động sản để bán

3. Ngành nghề kinh doanh:  

Mã số  

Ngành  

0161  

Hoạt động dịch vụ trồng trọt  

3600  

Khai thác, xử lý và cung cấp nước  

3700  

Thoát nước và xử lý nước thải  

3821  

Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại  

4101  

Xây dựng nhà để ở  

4102  

Xây dựng nhà không để ở  

4211  

Xây dựng công trình đường sắt  

4212  

Xây dựng công trình đường bộ  

4221  

Xây dựng công trình điện  

4222  

Xây dựng công trình cấp, thoát nước  

4223  

Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc  

4229  

Xây dựng công trình công ích khác  

4299  

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác  

4311  

Phá dỡ  

4312  

Chuẩn bị mặt bằng  

4321  

Lắp đặt hệ thống điện  

4322  

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí  

4329  

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác  

4330  

Hoàn thiện công trình xây dựng  

4390  

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác  

4610  

Đại lý, môi giới, đấu giá  

4690  

Bán buôn tổng hợp  

4752  

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh  

4753  

Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh  

4759  

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh  

4773  

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh  

4791  

Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet  

4799  

Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu  

5510  

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày  

5621  

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...)  

5630  

Dịch vụ phục vụ đồ uống  

5914  

Hoạt động chiếu phim  

6619  

Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu  

6810  

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê  

6820  

Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất  

7020  

Hoạt động tư vấn quản lý  

7110  

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan  

8511  

Giáo dục nhà trẻ  

8512  

Giáo dục mẫu giáo  

8521  

Giáo dục tiểu học  

8522  

Giáo dục trung học cơ sở  

8523  

Giáo dục trung học phổ thông  

8531  

Đào tạo sơ cấp  

8532  

Đào tạo trung cấp  

8533  

Đào tạo cao đẳng  

9000  

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí  

4. Các mốc lịch sử  
- Ngày 11/04/2012: Công ty TNHH Vincom Retail được thành lập.  
- Ngày 14/05/2013: Chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi là CTCP Vincom Retail.  
- Tháng 12/2013: Tăng vốn điều lệ lên 9,303.8 tỷ đồng.  
- Tháng 04/2014: Tăng vốn điều lệ lên 12,010.58 tỷ đồng.  
- Tháng 07/2015: Tăng vốn điều lệ lên 15,717,163,270,000 đồng.  
- Tháng 12/2016: Tăng vốn điều lệ lên 21,091,724,950,000 đồng.  
- Tháng 09/2017: Tăng vốn điều lệ lên 19,010,787,330,000 đồng.  
- Ngày 06/11/2017: Là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 33,800 đ/CP.  
- Tháng 11/2018: Tăng vốn điều lệ lên 23,288,184,100,000 đồng.

Phần B. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của CTCP Vincom Retail và giải thích lý do Vingroup thoái vốn tại Vincom Retail

I. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty

1. Tình hình kết quả kinh doanh giai đoạn 2022-2023

Đơn vị: triệu VNĐ  

Chỉ tiêu  

Năm 2023  

Năm 2022  

Tăng/Giảm  

Tỷ lệ (%)  

1  

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

1  

2.137.305  

2.176.149  

(38.844)  

(1,82%)  

2  

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp  

2  

1.145.605  

1.422.049  

(276.444)  

(24,13%)  

3  

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  

3  

991.700  

754.100  

237.600  

23,96%  

4  

Doanh thu hoạt động tài chính  

4  

462.330  

356.604  

105.726  

22,87%  

5  

Chi phí tài chính  

5  

293.342  

333.504  

(40.162)  

(13,69%)  

 

Chi phí lãi vay  

 

264.739  

295.473  

(30.734)  

(10,40%)  

6  

Chi phí bán hàng  

6  

54.170  

72.251  

(18.081)  

(33,38%)  

7  

Chi phí quản lý doanh nghiệp  

7  

76.575  

67.693  

8.882  

11,60%  

8  

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  

8  

1.029.943  

637.256  

392.687  

38,13%  

9  

Thu nhập khác  

9  

35.211  

7.343  

27.868  

79,15%  

10  

Chi phí khác  

10  

8.863  

4.698  

4.165  

46,99%  

11  

Lợi nhuận khác  

11  

26.348  

2.645  

23.703  

89,96%  

12  

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế  

12  

1.056.291  

639.901  

416.390  

39,42%  

13  

Chi phí thuế TNDN  

13  

197.987  

151.323  

46.664  

23,57%  

14  

Chi phí thuế TNDN hoãn lại  

14  

6.566  

(15.269)  

21.835  

332,55%  

15  

Lợi nhuận sau thuế TNDN  

15  

851.738  

503.847  

347.891  

40,84%  

16  

Tổng luân chuyển thuần  

(1)+(4)+(9)  

2.634.846  

2.540.096  

94.750  

3,60%  

17  

Tổng chi phí  

(2)+(5)+(6)+(7)+(10)+(13)+(14)  

1.783.108  

2.036.249  

(253.141)  

(14,20%)  

18  

Doanh thu kinh doanh  

(1)+(4)  

2.599.635  

2.532.753  

66.882  

2,57%  

19  

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng  

(3)-(6)-(7)  

860.955  

614.156  

246.799  

28,67%  

20  

Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS)  

(15)/(16)  

0,3233  

0,1984  

0,1249  

38,64%  

21  

Hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế  

(12)/(16)  

0,4009  

0,2519  

0,1490  

37,16%  

22  

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh  

(8)/(18)  

0,3962  

0,2516  

0,1446  

36,49%  

23  

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng  

(19)/(18)  

0,3312  

0,2425  

0,0887  

26,78%  

24  

Hệ số chi phí (Hcp)  

(17)/(16)  

0,6767  

0,8016  

(0,1249)  

(18,46%)  

25  

Hệ số GVHB (Hgv)  

(2)/(18)  

0,4407  

0,5615  

(0,1208)  

(27,41%)  

26  

Hệ số CPBH (Hcpb)  

(6)/(18)  

0,0208  

0,0285  

(0,0077)  

(36,90%)  

27  

Hệ số CPQLDN (Hcpq)  

(7)/(18)  

0,0295  

0,0267  

0,0027  

9,26%  

2. Nhận xét

2.1. Phân tích khái quát

Theo bảng phân tích trên, có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2023 là 851.738 triệu đồng, tăng 347.891 triệu đồng so với năm 2022 (tương ứng tăng 40,84%). Sự tăng trưởng trong lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dẫn đến hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của doanh nghiệp tăng từ 0,1984 tăng lên 0,3233 (tỷ lệ tăng 38,64%). 

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2023 là 851.738 triệu đồng thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đồng thời, hệ số sinh lời hoạt động (ROS) cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có xu hướng tăng lên so với năm 2022. Từ căn cứ trên, ta đi vào phân tích về kết quả kinh doanh của công ty, thông qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên để đưa ra nhận xét khách quan nhất về tình hình kinh doanh của công ty. 

2.2. Phân tích chi tiết

Các chỉ số luân chuyển thuần, doanh thu kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) đều tăng so với năm 2022. Đồng thời, hệ số chi phí (Hcp) giảm 18,46% và và lợi nhuận khác tăng mạnh so với năm 2022 - tăng 89,96%. Do đó, năm 2023, doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả.

Thứ nhất, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 so với năm 2022 giảm 38.844 triệu đồng (tương ứng 1,82%). Nguyên nhân do doanh thu từ việc đầu tư, phát triển các trung tâm thương mại để cho thuê và các bất động sản để bán giảm. Cụ thể, doanh thu chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm 290.162 triệu đồng so với năm 2022, tương đương giảm 93,18%. Tuy nhiên, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan năm 2023 là 1.800.632 triệu đồng, tăng 232.828 triệu động so với năm 2022. Doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý và từ các dịch vụ khác lần lượt tăng 15.522 triệu đồng, 2.968 triệu đồng so với năm 2022. Do đó, nhìn chung hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp dựa vào chỉ số này để đưa ra đánh giá về hiệu suất của các chính sách bán hàng, nên doanh nghiệp cần xem xét lại có nên tiếp tục áp dụng chính sách hay không. 

Thứ hai, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 tăng 237.600 triệu đồng, tương đương tăng 23,96% so với năm 2022. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp năm 2023 so với 2022 giảm 276.444 triệu đồng, tương ứng với 24,13%. Có thể lý giải do công ty đã chuyển nhượng, cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan ít hơn trong năm 2023.  

Thứ ba, doanh thu hoạt động tài chính năm 2023 tăng 105.726 triệu đồng so với năm 2022, tương ứng với 22,87%. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp nhận được lãi tiền gửi, lãi cho vay và đặt cọc tăng. 

Thứ tư, chi phí tài chính giảm 40.162 triệu đồng, tương đương giảm 13,69%. Trong đó, phần lớn là do chi phí lãi vay giảm 30.734 triệu đồng, giảm 10,4% so với năm 2022, còn lại đến từ phân bổ chi phí phát hành. Chi phí tài chính giảm chủ yếu là do doanh nghiệp đã kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu, cắt giảm và tối ưu chi phí kinh doanh.

Thứ năm, chi phí bán hàng năm 2023 giảm 18.081 triệu đồng, tương đương giảm 33,38% so với năm 2022. Nguyên nhân do năm 2023 Công ty đã cắt giảm 10.585 triệu đồng ở chi phí tiếp thị, tương ứng giảm 53,14%; tiếp theo là chi phí tư vấn, hoa hồng môi giới và giao dịch qua sàn giảm 8.018 triệu đồng (tương ứng 33,97%) so với năm 2022.  

Thứ sáu, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 so với năm 2022 tăng 8.882 triệu đồng tương đương với 11,60%. Tăng mạnh nhất là trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi - tăng 15.915 triệu đồng (tương đương 151,23%) so với năm 2022. Tuy nhiên, chi phí cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (lương, thưởng, phụ cấp,...) giảm 2.672 triệu đồng, tương đương 5,07% so với năm 2022. Riêng chi phí dịch vụ thuê ngoài năm 2023 giảm 4.361 triệu đồng, tương đương 98,15%.

Thứ bảy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 so với năm 2022 tăng 392.687 triệu đồng, tương ứng với 38,13%, điều này là do sự tăng trưởng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng 237.600 triệu đồng) và doanh thu hoạt động tài chính (tăng 105.726 triệu đồng). Đồng thời, các chỉ tiêu: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm; còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. 

Thứ tám, chi phí khác của doanh nghiệp năm 2023 tăng 4.165 triệu đồng, tương ứng với 46,99% so với năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp phải chịu chi phí bồi thường vi phạm hợp đồng. 

Thứ chín, chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2023 ghi nhận 197.987 triệu đồng, tăng 46.664 triệu đồng so với năm 2022 (tương ứng 23,57%). Trong đó, tất cả đều là chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2023 của doanh nghiệp, còn khoản bổ sung chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm trước là 0.

Thứ mười, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2023 tăng 347.891 triệu đồng, tương ứng 40,84% so với năm 2022 làm cho hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) tăng 38,64%, tương ứng 0,1249 lần. Công ty nên tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý chi phí để đem lại những biến đổi tích cực hơn nữa trong những năm tiếp theo

2.3. Về các hệ số sinh lời

Thứ nhất, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 là 0,3962, tăng 0,1446 lần với tỷ lệ tăng 36,49% so với năm 2022. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,3962 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,32516 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh tăng lên cho thấy đây là dấu hiệu tích cực trong khả năng sinh lời từ việc kinh doanh của doanh nghiệp, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề ra để tối ưu việc kinh doanh của công ty. 

Thứ hai, hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 là 0,3312, năm 2022 là 0,2425 lần, tăng 0,0887 lần (tương ứng tăng 26,78%) so với năm 2022. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2023 phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng, công ty thu được 0,3312 đồng lợi nhuận, còn năm 2022 hệ số sinh lời hoạt động bán hàng phản ánh với 1 đồng doanh thu bán hàng công ty thu được 0,2425 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng tăng cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt, cần tiếp tục phát huy. 

Thứ ba, hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) năm 2023 là 0,3233 lần, tăng 0,1249 lần so với năm 2022 lần với tỷ lệ tăng 38,64%. Hệ số sinh lời ròng năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,3233 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2019 hệ số sinh lời ròng phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,1984 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng tăng lên là một dấu hiệu tích cực, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý có hiệu quả. 

Thứ tư, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2023 là 0,4009 lần, năm 2022 là 0,2519 lần, tăng 0,1490 lần với tỷ lệ tăng 37,16%. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2023 phản ánh với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,4009 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2022, với 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,2519 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế tăng lên là dấu hiệu tích cực nên công ty phát huy những giải pháp hợp lý để tiếp tục nâng cao khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. 

2.4. Về các hệ số chi phí

Thứ nhất, hệ số chi phí (Hcp) năm 2023 là 0,6767 lần, năm 2022 là 0,8016 lần, giảm 0,1249 lần với tỷ lệ giảm 18,46%. Hệ số chi phí năm 2023 cho biết để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần phải bỏ ra 0,6767 đồng chi phí, còn năm 2022 để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần bỏ ra 0,8016 đồng chi phí. Hệ số chi phí giảm 18,46% có tác dụng nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, trực tiếp tác động đến lợi nhuận của công ty tăng lên. 

Thứ hai, hệ số giá vốn hàng bán (Hgv) năm 2023 là 0,4407 lần, năm 2022 là 0,5615 lần, giảm 0,1208 lần với tỷ lệ giảm 27,41%. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2023 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,4407 đồng giá vốn, còn năm 2022 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,5615 đồng giá vốn. Hệ số giá vốn hàng bán giảm là dấu hiệu tích cực, cho thấy việc quản lý giá thành đã được thực hiện chặt chẽ, tránh được tình trạng gây lãng phí vốn góp, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần xem xét thận trọng việc giảm giá vốn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Thứ ba, hệ số chi phí bán hàng (Hcpb) năm 2023 là 0,0208, năm 2022 là 0,0285 lần, giảm 0,0077 (tương ứng 36,90%). Hệ số chi phí bán hàng giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý hợp lý chi phí bán hàng nhằm tối ưu kết quả kinh doanh.

Thứ tư, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp (Hcpq) năm 2023 là 0,0295 lần, năm 2022 là 0,0267 lần, tăng 0,0027 lần với tỷ lệ tăng 9,26%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 phản ánh để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,0295 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, còn năm 2022 phản ánh để thu về được 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra 0,0267 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy công ty phải bỏ ra nhiều hơn 0,0027 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thuần, tức là hiệu quả quản lý chi phí của công ty giảm đi.  

Kết luận:  

Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Vincom Retail trong năm 2023 nhìn chung có hiệu quả theo chiều hướng đi lên so với năm 2022. Các hệ số sinh lời hoạt động ròng ROS, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế đều tăng. Doanh thu có xu hướng vẫn tăng lên do doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng/nhà đầu tư.  Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý hơn tới hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp để ngày càng cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Vingroup lý giải về việc thoái vốn tại Vincom Retail

1. Đánh giá những nguyên nhân chung

Thứ nhất, Vincom Retail rủi ro chủ yếu đến từ Vingroup. Hiện tại, Vingroup đã thoái vốn khỏi Vincom Retail và chỉ nắm giữ khoảng 18%. Như vậy, rủi ro của Vincom Retail gần như là giảm đi đáng kể.

Thứ hai, Vingroup muốn phát triển các thương hiệu trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao, nhất là Vinhomes và Vinfast. Do đó, tập đoàn này bán Vincom Retail để dồn toàn lực để tạo đà phát triển đột phá trong giai đoạn bước ngoặt tiếp theo. Điển hình như Vinhomes đang có kế hoạch xây dựng 8 dự án nhà ở và khu đô thị; Vinfast đang chuẩn bị xây dựng nhà máy tại Ấn Độ,…

Trong đó, đầu tư Vinhomes ở bất động sản, đây là lĩnh vực tiền đề cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Ví dụ Vinhomes Ocean Park 1 được tích hợp những dịch vụ vệ tinh như trường học, bệnh viện hay TTTM. Ngoài ra, BĐS là một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản quốc nội của mỗi quốc gia. Vinfast không chỉ muốn chiếm thị phần trong nước và nâng cao năng lực sản xuất mà còn có mong muốn lan tỏa ra thị trường thế giới. Do đó, việc Vingroup bán một doanh nghiệp trong hệ sinh thái là điều bình thường, khi họ cần tinh giản bộ máy để tập trung phát triển những lĩnh vực trọng điểm, cốt lõi trong tương lai. 

2. Quá trình chuyển nhượng và đơn vị nắm quyền kiểm soát CTCP Vincom Retail

Ngày 17/3, Hội đồng quản trị (HĐQT) Vingroup đã ký thỏa thuận bán phần vốn góp lên tới 100% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại (Công ty SDI) - đơn vị đang sở hữu trên 99% vốn điều lệ của CTCP Kinh doanh Thương mại Sado, cổ đông lớn của CTCP Vincom Retail (VRE). Thông tin này được tập đoàn Vingroup công bố chính thức vào 1 ngày sau đó, tức ngày 18/3/2024. 

Sado là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail, nắm 41,5% cổ phần công ty phát triển bất động sản bán lẻ. Ngoài Sado, Vingroup cũng trực tiếp nắm giữ 18,8% vốn điều lệ Vincom Retail. Giao dịch này sẽ thực hiện từ tháng 3/2024 đến Quý 3/2024. Sau khi giao dịch này hoàn tất, Công ty SDI, Công ty Sado và Công ty Vincom Retail không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup. Như vậy, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, Vingroup vẫn sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại (TTTM) và đảm bảo quyền lợi của các khách thuê, chủ gian hàng tại các TTTM bởi mô hình tổ chức, quản lý, vận hành của Vincom Retail sẽ không có gì thay đổi.

Thảo Nguyên & Hồng Nhung
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo