Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tâp đoàn Masan giai đoạn 2021 - 2023
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Masan
1. Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
- Tên giao dịch: Masan Group
- Mã chứng khoán: MSN
- Vốn Điều lệ: 15.129.280.870.000 đồng
- Trụ sở chính: Lầu 18, Masan Tower, 23 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Năm thành lập: 2004
- Điện thoại: +84 28 62563862
- Fax: +84 28 3827 4115
- Website: https://www.masangroup.com/vi/
2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2023)
3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) là công ty hoạt động theo hình thức tập đoàn với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Hệ sinh thái tiêu dùng của Masan bao gồm các công ty thành viên và công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ hàng tiêu dùng, FMCG có thương hiệu (bao gồm thực phẩm và đồ uống đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC), thịt có thương hiệu và sản phẩm tươi sống, dịch vụ tài chính, bán lẻ thực phẩm và đồ uống, viễn thông di động. Masan hoạt động trong một số ngành hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam, trong đó sức tiêu dùng trong nước là thành phần chính đóng góp vào GDP và là động lực tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, các doanh nghiệp này bao gồm The CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ hàng tiêu dùng sở hữu cả Masan Consumer Holdings (MCH), mảng kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu, và WinCommerce (WCM), mảng kinh doanh bán lẻ. Ngoài ra, còn có các mảng kinh doanh tiêu dùng khác như: Masan MEATLife (MML), một trong những nền tảng thịt có thương hiệu lớn nhất Việt Nam; ; Phúc Long Heritage (Phúc Long), thương hiệu trà và cà phê được yêu thích hàng đầu; và Mobicast, nhà khai thác mạng di động (MVNO) hoạt động với thương hiệu “Wintel”, trước đây là “Reddi”. Các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn Masan bao gồm công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (TCB) và công ty thành viên Masan High-Tech Materials (MHT)
4. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 2004: Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.2 tỷ đồng. MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
- Năm 2005: MSC tăng vốn từ 3.2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu.
- Năm 2009: MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
- Năm 2009: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San. Masan Group tăng vốn lên 4,764 tỷ và chính thức là Công ty đại chúng.
- Năm 2011: KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.
- Năm 2012: Vốn điều lệ của Công ty là 6,872 tỷ đồng.
- Năm 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer. Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ 7,349.113 tỷ đồng.
- Năm 2014: Masan Group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100% vốn điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer Holdings và bán công ty Masan Agri.
- Ngày 23/02/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11,474,963,740,000 đồng.
- Ngày 31/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11,573,739,740,000 đồng.
- Ngày 25/06/2018: Tăng vốn điều lệ lên 11,631,495,480,000 đồng.
- Ngày 17/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 11,689,464,470,000 đồng.
- Ngày 07/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 11,746,832,460,000 đồng.
- Ngày 17/06/2021: Tăng vốn điều lệ lên 11,805,346,920,000 đồng.
- Tháng 05/2022: Tăng vốn điều lệ lên 14,166,416,000,000 đồng.
- Tháng 06/2022: Tăng vốn điều lệ lên 14,237,248,000,000 đồng.
- Năm 2023: Tăng vốn điều lệ lên 14,308,434,060,000 đồng.
- Tháng 05/2024: Tăng vốn điều lệ lên 15,054,198,760,000 đồng.
- Tháng 06/2024: Tăng vốn điều lệ lên 15,129,280,870,000 đồng.
5. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam.
- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
II. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan
1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
1.1.1 Tổng tài sản
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của tập đoàn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán 3 năm hoạt động của Tập đoàn giai đoạn 2021 – 2023 cho thấy: Sau sự ảnh hưởng nghiệm trọng và nặng nề do đại dịch Covid – 19 để lại, tổng tài sản của Tập đoàn dần khôi phục và đang có xu hướng tăng lên so với các năm trước. Theo số liệu thống kê ta thấy, tổng tài sản năm 2022 tăng thêm 25.606.253 triệu VNĐ so với năm 2021, đến năm 2023 tăng 6.040.657 triệu VNĐ so với năm 2022, có thể cho rằng mức tăng trưởng năm 2022-2023 chậm hơn so với năm 2021-2022, chưa có sự đột phá. Tuy nhiên đây vẫn là mức tăng tưởng tương đối ổn định.
Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của Masan, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Tập đoàn qua 3 năm. Có thể thấy giai đoạn từ năm 2021 – 2023, MASAN có xu hướng tập trung đầu tư cho các tài sản dài hạn, cụ thể tài sản dài hạn tăng từ 65,4% lên 70,31%, trong khi đó tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm từ 34,6% xuống 29,69%.
1.1.1.1. Tài sản ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
Nhìn chung về kết cấu tổng tài sản của Tập đoàn, ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm rất ít trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chỉ đạt ở ngưỡng 1/3 tổng tài sản. Năm 2021 mức tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 34,60%. Hai năm 2022 và 2023 tỉ lệ này thấp hơn đạt trong khoảng 25 – 33%. Tài sản ngắn hạn từ 2021 - 2023 có sự giảm đi trong cơ cấu tổng tài sản của tập đoàn.
- Tiền và các khoản tương đương tiền : Lượng tiền của tập đoàn có sự biến động khá lớn ở giai đoạn 2021 - 2023. Trong 3 năm gần đây năm 2021 sử dụng tiền nhiều nhất chiếm khoảng 17,69%, hai năm còn lại có xu hướng ngày càng giảm và chiếm tỉ trọng rất ít chưa tới 10% trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2022 tiền mặt của tập đoàn giảm mạnh so với năm 2021, giảm gần 66%, xuống còn hơn 7,720 tỉ đồng. Nguyên nhân được giải thích ở đây là do mua cổ phần Phúc Long và Nyobolt. Theo báo cáo đến tháng 8 năm 2022, Masan đã chi ra 270 triệu USD để thâu tóm 85% cổ phần của Phúc Long. Theo báo cáo tài chính năm 2022, trong giai đoạn từ ngày bắt đầu mua đến 31/12/2022, hoạt động kinh doanh mua lại (Phúc Long) đã đóng góp 1.579 tỷ đồng doanh thu và 38 tỷ đồng lợi nhuận vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn. Tuy nhiên so với số tiền MASAN bỏ ra để sở hữu được Phúc Long thì những con số đạt được này khá thất vọng. Sau khi vào hệ sinh thái của MASAN, gần 1000 ki-ốt của Phúc Long đã được mở, nhưng hoạt động không hiệu quả. Hậu quả là hàng loạt ki-ốt đã phải đóng cửa, tiêu tốn 42 tỷ đồng chi phí của MASAN. Một trong những nguyên nhân khác mà lượng tiền mặt của MASAN giảm vào năm 2022 là Masan Consumer đã đề ra trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% tương đương 1.000 đồng/cổ phiếu.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn : Có thể thấy tập đoàn đầu tư khá ít cho các khoản về ngắn hạn. Trong 3 năm từ 2021 – 2023 đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng chưa tới 10% tổng giá trị tài sản. Vào năm 2021, dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra phức tạp, nền kinh tế trong toàn thị trường tăng trưởng không ổn định, đầu tư tài chính ngắn hạn bấy giờ dường như mạo hiểm và nhiều rủi ro. Do đó có thể thấy trong năm 2021, tỷ trọng về đầu tư ngắn hạn của Masan là rất thấp. Cho đến năm 2022 nền kinh tế dần đi vào ổn định, tập đoàn mới bắt đầu quan tâm và đầu tư tài chính ngắn hạn, kéo tỷ trọng lên gần 3% trong tổng tài sản. Đến năm 2023, việc đầu tư ngắn hạn ngày càng được chú trọng đầu tư , tăng lên chiếm khoảng 6% trong tổng tài sản.
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của tài sản ngắn hạn 3 năm gần đây. Năm 2021 – 2022, trong giai đoạn phục hồi hậu đại dịch Covid 19, nhờ có các chính sách bán hàng hiệu quả, tỷ trọng lượng hàng tồn kho trong tổng tài sản của tập đoàn đã giảm nhẹ so với năm trước đó. Nhưng so theo chiều ngang của các năm thì lượng hàng tồn kho năm 2022 là năm có lượng hàng tồn kho nhiều nhất. Nguyên nhân do mảng khai khoáng năm 2022, giá đầu ra thấp ảnh hưởng tiêu cực lên sản phẩm của mỏ Núi Pháo và hiệu ứng cơ sở từ H.C.Starck khiến tích trữ hàng tồn kho vào đầu năm 2022. Và theo báo cáo công ty MCH – một trong những công ty sản xuất về hàng tiêu dùng của Masan cho rằng: do nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân thấp hơn rất nhiều so với dự kiến của công ty, do đó lượng hàng tồn kho để lại cho tập đoàn bấy giờ là rất nhiều. Đến năm 2023, lượng hàng tồn kho lại giảm còn 13.174.868 triệu đồng, chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chính sách điều chỉnh lượng tiêu thụ và kiểm soát lượng tồn khô hợp lý.
- Các khoản phải thu ngắn hạn của tập đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản. Vào năm 2022, các khoản phải thu ngắn hàng tăng mạnh, gấp 2 lần so với năm 2021. Đến năm 2023 giảm 1.944.545 triệu VNĐ so với năm 2022. Xu hướng giảm của các khoản phải thu ngắn hạn là xu hướng tốt, do các khoản này thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác chiếm dụng. Do đó lượng khoản phải thu càng ít sẽ càng tốt.
- Các tài sản ngắn hạn khác của tập đoàn là những con số nhỏ, không đáng kể, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Tài sản dài hạn
Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp có thể thấy, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng trong suốt 3 năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
- Tài sản cố định:
Khoản mục giá trị TSCĐ phản ánh giá trị còn lại (sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn) đến thời điểm được báo cáo.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản dài hạn của MASAN. Vào năm 2022 và 2023 theo luồng chảy của tài sản dài hạn trong tổng cơ cấu tài sản thì tài sản cố định hữu hình cũng có chiều hướng giảm nhẹ so với 2021, cụ thể năm 2022 giảm 1,73% so với năm gốc và năm 2024 giảm 1,19% so với 2021. Nhưng đã phần nào cho thấy tập đoàn đang dần hòa nhập vào luồng phục hồi kinh tế sau cú sốc đại dịch Covid – 19 để lại. Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao cho thấy các dự án, công trình, máy móc của tập đoàn đã có sự thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh, tập đoàn đã có sự đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.
Trong khi đó tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng không quá cao trong tổng giá trị tài sản, chiếm 1/3 trong cơ cấu tài sản cố định. Năm 2022, 2023 cũng có xu hướng tăng nhẹ so với năm gốc.
- Bất động sản đầu tư: Trong giai đoạn 2021-2023, Bất động sản đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản dài hạn và có xu hướng ngày càng giảm qua từng năm.
- Đầu tư tài chính dài hạn: So với đầu tư ngắn hạn có nhiều rủi ro thì đầu tư tài chính dài hạn an toàn và hợp lý hơn. Đầu tư dài hạn của tập đoàn trong 3 năm gần đây đang có chiều hướng phát triển hơn và đi lên. Chiếm tới 22,17% tổng tài sản của tập đoàn là năm 2022 cao nhất trong 3 năm, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với năm 2021. Khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2023 so với năm 2022 có sự tăng chậm hơn tăng gần 2.000 tỷ đồng . Nhìn chung, xu hướng chung là tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn và nguyên nhân chính cho việc tăng này là do khoản tiền đầu tư, góp vốn vào các tập đoàn liên kết và các đơn vị khác.
- Tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác : Hai chỉ tiêu này chiếm một phần khá nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Các khoản chiếm chưa tới 10% trong tổng tài sản và có chiều hướng tăng giảm không ổn định, tuy nhiên với xu hướng chung là tăng. Sau đại dịch Covid – 19 thì nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn nên các chỉ số đều thuộc mức khiêm tốn. Tuy chỉ chiếm tỉ trọng thấp so với các chỉ tiêu khác nhưng nó vẫn luôn đảm bảo được đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
1.1.2. Tổng nguồn vốn
1.1.2.1. Nợ phải trả
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
Mặc dù bức tranh về doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn luôn tăng trưởng tốt qua các năm, nhưng so với tình hình kinh doanh ấn tượng thì bức tranh tài chính tại MSN không hẳn tươi sáng hoàn toàn. Trong 3 năm gần đây nợ phải trả của MSN đang chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ trọng này có sự biến động qua các năm. Nợ phải trả có xu hướng tăng qua từng năm, cuối năm 2022, nợ phải trả của Masan tăng 25% so với cuối năm 2021 lên mức 104.706 tỷ đồng. Năm 2022-2023, nợ phải trả tăng 4.440.155 triệu VNĐ. Nhìn chung thì mức tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Tập đoàn rất cao. Nguyên nhân là tập đoàn liên tục tăng số nợ vay và phát hành trái phiếu.
- Nợ ngắn hạn: là chi tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường của tập đoàn. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong 3 năm trở lại, nợ ngắn hạn của tập đoàn có sự biến động không rõ ràng. Nó có sự tăng một cách nhanh chóng vào năm 2021-2022, tăng 30.773.041 triệu VNĐ, tỷ trọng lên tới 46,21% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Sau đó lại có sự giảm nhẹ vào năm 2022-2023. Nhìn tổng quan vào bảng cân đối kế toán của tập đoàn, ta thấy chỉ tiền vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc nợ ngắn hạn của tập đoàn.
- Nợ dài hạn: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Trong đó, nợ dài hạn chiếm tương đối cao trong tỷ trọng nợ phải trả và biến động không rõ ràng. Năm 2022, có sự giảm sâu, giảm 9.823 tỷ so với năm 2021, sau đó vào năm 2023 lại tăng mạnh gàn 20.000 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của nợ dài hạn.
1.1.2.2. Vốn chủ sở hữu
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2021 – 2023)
Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu qua các năm có sự thay đổi không nhất định trong 3 năm gần đây tuy nhiên nhìn chung vẫn là xu hướng giảm. Năm 2022, vốn chủ sở hữu của tập đoàn có sự giảm nhẹ xuống còn 36.636 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần và lãi ròng sau thuế năm này giảm gần 17% và 47% so với năm 2021. Kết quả kinh doanh của tập đoàn suy giảm do lợi nhuận sau thuế của Công ty Masan MEATLife và Masan High – Tech Materials bị giảm. Và đặc biệt hơn năm 2022, tập đoàn không còn hợp nhất mảng thức ăn chăn nuôi như năm 2021… Phía tập đoàn cho rằng năm 2022 do điều kiện thị trường không thuận lợi và người tiêu dùng đang dần thắt chặt chi tiêu nên mục tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2022 của tập đoàn giảm xuống. Sau 3 quý của năm 2022, vốn chủ sở hữu của tập đoàn giảm gần 16%, ít hơn 2.6 lần tổng số nợ phải trả. Vào năm 2023 có sự tăng nhẹ so với 2022, doanh nghiệp nhìn chung vẫn giữ ổn định như năm 2022.
1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
(Trích theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2021 – 2023)
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh, năm năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tập đoàn đạt hơn 89.791 tỷ đồng, cao nhấ trong giai đoạn 2021-2023. Sự tăng trưởng trong doanh thu chủ yếu nhờ tăng trưởng nội tại mạnh mẽ ở mức hai chữ số trong các ngành hàng tiêu dùng có thương hiệu và mảng kinh doanh thịt tích hợp, cũng như việc hợp nhất các doanh nghiệp mới mua lại, chủ yếu là VCM với ghi nhận ấn tượng khi EBITDA dương 0,2%. Việc MASAN và VinGroup đã hoàn thành thỏa thuận sáp nhập MCH và Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VinCommerce hoặc “VCM”), bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (“VinEco”) là một công ty con do VCM sở hữu 100% vốn vào nửa đầu năm 2020 khiến giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng đã ăn mòn lợi nhuận dù doanh thu tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, giá vốn bán hàng của MSN là 66.493 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng của doanh nghiệp là 11.786 tỷ đồng của năm 2021. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt con số ấn tượng với hơn 11.273 tỷ đồng. Chính vì vậy, năm 2021 được đánh giá là năm đầy khởi sắc đối với MASAN bất chấp Đại dịch Covid – 19. Tăng trưởng doanh thu của MASAN trong năm 2021 là nhờ các mức tăng trưởng doanh thu lần lượt là 20% tại MCH, 17,2% tại MML, 82,7% tại MHT, trong khi doanh thu WCM gần như không đổi so với năm trước đó. Các mảng kinh doanh của MASAN đều được ghi nhận tăng trưởng tích cực dù đại dịch Covid – 19 cản trở. Năm 2022 và 2023, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự biến động vơi xu hướng nhìn chung giảm so với năm 2021. Mặc dù công ty đã tối ưu hóa giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng lại có xu hướng tăng, dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm mạnh, năm 2022 giảm 53,67% so với năm 2021, đến năm 2023 giảm 55% so với năm 2022.
Năm 2022, MASAN ghi nhận Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế sụt giảm 55,2%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng sụt giảm mạnh khi chỉ đem về 5.222 tỷ. Có thể dễ dàng nhận thấy nguyên nhân chủ yếu đến từ sự gia tăng của chi phí bán hàng và chi phí tài chính. Năm 2022 kinh tế thế giới được kỳ vọng phục hồi sau đại dịch Covid – 19. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, năm 2022 lại đánh giá là một năm “đa khủng hoảng”. MASAN cho biết môi trường kinh doanh trở nên khó khăn do lạm phát cao hơn chính sách tiền tệ thắt chặt, phát hành trái phiếu doanh nghiệp chậm lại và tổng cầu trên toàn thế giới suy yếu đã ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của Việt Nam... Dẫn đến lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2022 sụt giảm đến 52,93%, chủ yếu do khoản thu nhập một lần từ việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi trong quý cuối năm 2021. Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2022 là 41,3%, giảm nhẹ so với năm 2021 do chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 giảm mạnh so với năm trướ, mức giảm 55%. Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng nhẹ, tuy nhiên sự gia tăng này không bù đắp được sự tăng đáng kể trtong chi phí tài chính và chi phí bán hàng, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm 60,6% của lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2023.
Năm 2021, lãi cơ bản trên cổ phiếu của MSN cao nhất với 7.269 triệu đồng và giảm mạnh qua 2 năm 2022 bà 2023 với mức giảm lần lượt là 65,45% và 88,29%. Do năm 2021, lợi nhuận thuần thuộc về cổ đông thông năm này là 8.562 tỷ, Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho Cổ đông Công ty năm 2022 đạt 5.526 tỷ đồng, giữ bằng số lợi nhuận so với 5.526 tỷ đồng năm 2021 mặc dù chi phí hoạt động tăng.
1.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính
1.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chúng ta có thể đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua hai hệ số: hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh. Đây là các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn. Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và sự an toàn của tài chính doanh nghiệp.
Quan sát số liệu, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong ba năm biến đổi không đồng đều. Năm 2021, hệ số thanh toán hiện thời là 1,26, hệ số này lớn hơn 1 cho thấy vốn lưu động ròng của tập đoàn dương, tình hình tài chính của tập đoàn được cải thiện. Nhưng đến năm 2022, hệ số thanh toán hiện thời giảm sâu nhất trong 3 năm là 0,73, điều này cho thấy tập đoàn phải thanh toán 1 đồng nợ trong khi chỉ có 0,73 đồng tức tài sản ngắn hạn của tập đoàn không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, từ đó chứng tỏ tình hình tài chính của tập đoàn tương đối kém, không đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Năm 2023, hệ số thanh toán hiện thời có sự gia tăng nhẹ với mức 0,87 đồng, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn gặp các khó khăn tiềm ẩn về các khoản nợ phải trả ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh của tập đoàn trong 3 năm có sự tăng giảm, nhưng trung bình chung đều nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1, cụ thể năm 2021, 2022 và 2023 lần lượt là 0,84 và 0,51 và 0,61. Con số này chứng tỏ khả năng thanh toán và tính thanh khoản ở mức trung bình. Doanh nghiệp có thể cải thiện bằng biện pháp đi vay thêm hoặc bán hết hàng tồn kho.
1.3.2. Chỉ số hoạt động
Qua quan sát, thấy trong 3 năm, vòng quay vốn lưu động cao nhất vào năm 2021 với 2,06 vòng so với số vòng quay vào năm 2022 và 2023 lần lượt là 1,6 và 1,8. Giai đoạn 2022-2023, vòng quay vốn lưu động giảm so với 2021, có thể do sự gia tăng vốn lưu động mà không tương ứng với mức tăng doanh thu. Sự cải thiện nhẹ trong năm 2023 là tín hiệu tích cực, nhưng cần có chiến lược rõ ràng để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Sau đại dịch Covid 19, vòng quay hàng tồn kho của MASAN biến động không đều, theo vào năm 2021, vòng quay hàng tồn kho là 5,14 cho thấy MASAN đã luân chuyển hàng tồn kho hơn 5 lần trong năm. Đây là mức khá cao, phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Năm 2022, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 3,77 cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho chậm lại. Nguyên nhân do năm 2022 là một năm khó khăn nói chung. Năm 2023 đã có sự cải thiện, nhưng vẫn cần tiếp tục tối ưu hóa hàng tồn kho để đạt hiệu quả tương đương giai đoạn 2021.
1.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn
Qua các năm ta thấy tỷ số nợ cao và càng có xu hướng tăng cho thấy số tiền của chủ nợ được Masan sử dụng để tạo ra lợi nhuận là rất lớn. Đây là một dấu hiệu không tốt vì nợ càng lớn thì rủi ro cho doanh nghiệp càng cao, trong khi tỷ số nợ cao hơn vốn chủ sở hữu. Cụ thể nợ/vốn chủ sở hữu năm 2021 là 1,98 đến năm 2022 và 2024 tăng lên 2,86. Tuy nhiên, vì hoạt động kinh doanh khá hiệu quả nên Masan vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu trả các khoản nợ.
1.3.4. Chỉ số sinh lời
Đơn vị: Phần trăm
Giai đoạn 2021-2023, cả 3 chỉ số ROS, ROA, ROE đều có sự giảm qua các năm. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đều có sự giảm mạnh qua 3 năm, thêm vào đó doanh thu và tổng tài sản đều có sự ra tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời. Sự suy giảm có thể đến từ yếu tố nội tại, như quản lý chi phí, hoặc yếu tố ngoại cảnh, như áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế. Để khắc phục tình hình, Masan cần rà soát chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quản lý tài sản, và cải thiện biên lợi nhuận để phục hồi hiệu quả hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của MASAN có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2021-2023. Năm 2021, ROS đạt 9,54%, thể hiện hiệu quả sinh lời tốt từ doanh thu. Tuy nhiên, năm 2022, chỉ số này giảm xuống còn 4,67%, và tiếp tục giảm sâu xuống chỉ còn 0,53% vào năm 2023. Điều này có thể do sự gia tăng chi phí hoạt động, biến động giá vốn hàng bán, hoặc áp lực cạnh tranh trong thị trường. Xu hướng giảm sút này cho thấy hiệu quả quản lý chi phí và khả năng chuyển doanh thu thành lợi nhuận đang gặp khó khăn.
ROA của MASAN cũng giảm liên tục qua các năm, từ 6,79% vào năm 2021 xuống 2,52% năm 2022 và chỉ còn 0,28% năm 2023. Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận trước thuế ngày càng kém hiệu quả. Sự sụt giảm mạnh trong ROA cho thấy MASAN có thể đang gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa tài sản hoặc đối mặt với mức độ sinh lời thấp từ các tài sản hiện có.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của MASAN, giống như các chỉ số khác, cũng giảm mạnh qua các năm. Năm 2021, ROE đạt 20,23%, thể hiện khả năng sinh lời rất tốt từ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, chỉ số này giảm còn 9,74% vào năm 2022 và xuống mức thấp nhất là 1,09% vào năm 2023. Xu hướng này cho thấy hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu đã giảm sút đáng kể, có thể do lợi nhuận thấp hoặc việc sử dụng vốn chưa tối ưu.
1.3.5. Khả năng tăng trưởng
Đơn vị: Phần trăm
Tăng trưởng doanh thu của MASAN trong giai đoạn 2021-2023 thể hiện sự biến động đáng kể. Năm 2021, doanh thu tăng trưởng mạnh với mức 13,85%, cho thấy MASAN đạt được kết quả kinh doanh khả quan nhờ vào chiến lược mở rộng thị trường hoặc gia tăng sản lượng bán ra. Tuy nhiên, năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng khi doanh thu giảm 14,94%, phản ánh tác động từ yếu tố thị trường, áp lực cạnh tranh, hoặc nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Sang năm 2023, tăng trưởng doanh thu phục hồi nhẹ ở mức 2,8%, nhưng vẫn chưa đủ để lấy lại đà tăng trưởng bền vững như năm 2021.
Tăng trưởng lợi nhuận của MASAN có xu hướng giảm mạnh và biến động lớn nhất trong các chỉ số. Năm 2021, lợi nhuận tăng trưởng ngoạn mục với mức 593,92%, cho thấy doanh nghiệp đã có một năm vượt trội nhờ vào hiệu quả kinh doanh và kiểm soát chi phí tốt. Tuy nhiên, năm 2022, lợi nhuận giảm mạnh 58,34%, và tiếp tục giảm sâu hơn đến 88,26% trong năm 2023. Sự sụt giảm nghiêm trọng này có thể do biên lợi nhuận bị thu hẹp, gia tăng chi phí, hoặc những khó khăn từ môi trường kinh tế.
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của MASAN cũng có sự biến động trong giai đoạn này. Năm 2021, vốn chủ sở hữu tăng mạnh với mức 69,14%, cho thấy MASAN đã thu hút được nguồn vốn lớn hoặc giữ lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư. Tuy nhiên, năm 2022, vốn chủ sở hữu giảm 13,46%, phản ánh sự suy giảm giá trị cổ đông do lợi nhuận thấp hoặc chính sách chia cổ tức. Đến năm 2023, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 4,37%, cho thấy nỗ lực của MASAN trong việc khôi phục giá trị vốn chủ sở hữu, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm.
Tăng trưởng tổng tài sản của MASAN trong giai đoạn này cho thấy xu hướng tích cực, nhưng mức tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Năm 2021, tổng tài sản tăng 8,95%, trong khi năm 2022 tăng 12,09%, cho thấy doanh nghiệp đã mở rộng tài sản, có thể thông qua đầu tư hoặc gia tăng tài sản cố định. Tuy nhiên, năm 2023, mức tăng trưởng giảm xuống 4,27%, phản ánh chiến lược đầu tư thận trọng hơn trong bối cảnh kinh doanh khó khăn.
1.4. Đánh giá tình hình tài chính của tập đoàn
1.4.1. Ưu điểm
Trong giai đoạn 2021 – 2023, tình hình tài chính của MASAN đã có những mặt tích cực đáng kể như sau:
+ Tăng trưởng tài sản ổn định: MASAN duy trì được sự tăng trưởng tài sản qua các năm. Tổng tài sản của Tập đoàn tăng trưởng lần lượt là 8,95% năm 2021, 12,09% năm 2022 và 4,27% năm 2023. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, điều này có thể góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
+ Tăng trưởng vốn chủ sở hữu: MASAN đã chứng tỏ khả năng huy động vốn và gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Trong năm 2021, vốn chủ sở hữu tăng mạnh với mức 69,14%, và mặc dù năm 2022 có sự suy giảm nhẹ 13,46%, nhưng vào năm 2023, vốn chủ sở hữu đã phục hồi với mức tăng 4,37%. Điều này cho thấy Tập đoàn có khả năng điều chỉnh kịp thời để ổn định cơ cấu vốn, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động tài chính.
+ Phục hồi doanh thu: Sau khi doanh thu giảm mạnh vào năm 2022 (-14,94%), MASAN đã đạt mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2023. Đây là một tín hiệu tích cực, chứng tỏ rằng công ty đã có những điều chỉnh và chiến lược để phục hồi và thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
1.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2020 – 2022, thì MASAN vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục, thông qua những phân tích về báo cáo tài chính thì ta rút ra được:
+ Nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của tập đoàn đang chiếm phần lớn đến
từ vốn vay bên ngoài do số nợ phải trả chiếm đến 74,08% (2022) của tổng nguồn vốn.
+ Suy giảm hiệu quả hoạt động. Một trong những nhược điểm đáng chú ý là sự giảm sút trong hiệu quả sử dụng vốn và hàng tồn kho. Vòng quay vốn lưu động giảm từ 2,06 lần năm 2021 xuống 1,8 lần năm 2023. Điều này cho thấy MASAN chưa tối ưu hóa được việc sử dụng vốn lưu động trong quá trình kinh doanh. Vòng quay hàng tồn kho cũng giảm từ 5,14 lần năm 2021 xuống 4,16 lần vào năm 2023. Mặc dù có sự cải thiện nhẹ, nhưng tốc độ tiêu thụ hàng hóa vẫn chưa đạt được mức hiệu quả như năm 2021, dẫn đến tăng chi phí lưu kho.
+ Giảm sút khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời của MASAN giảm mạnh qua các năm, điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) giảm mạnh từ 9,54% năm 2021 xuống chỉ 0,53% vào năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (ROA) cũng giảm từ 6,79% năm 2021 xuống 0,28% năm 2023, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận ngày càng yếu đi. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh từ 20,23% năm 2021 xuống chỉ 1,09% năm 2023. Điều này cho thấy MASAN không còn tạo ra lợi nhuận hiệu quả từ vốn chủ sở hữu, gây lo ngại cho cổ đông và nhà đầu tư.
+Tăng trưởng lợi nhuận không bền vững. Lợi nhuận của MASAN đã ghi nhận mức tăng trưởng đột biến 593,92% vào năm 2021, nhưng sau đó giảm mạnh với mức 58,34% vào năm 2022 và tiếp tục giảm 88,26% vào năm 2023. Điều này chỉ ra rằng khả năng duy trì và phát triển lợi nhuận của Masan không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chi phí gia tăng và môi trường cạnh tranh.