Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thẻ điểm khu vực công (PSS) trong đo lường thành quả tại các trường đại học công lập
Đặng Ngọc Ánh, Cao Thị Hoa Hậu, Hoàng Thị Ngọc, Tạ Thanh Xuân
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt:
Mục đích của bài viết nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thẻ điểm khu vực công (PSS) trong đo lường thành quả tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu được thiết kế trên cơ sở phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan. Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích thống kê dựa trên dữ liệu thu được bằng chương trình SPSS 20.0. Qua nghiên cứu, nhân tố quan trọng nhất là quy trình áp dụng có tác động lớn nhất đến việc áp dụng PSS trong đo lường thành quả tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng. Văn hóa tổ chức là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai, tiếp đến là khả năng hợp tác trong công việc, chi phí tổ chức và cuối cùng là nhận thức của nhà quản lý. Những yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc áp dụng PSS. Nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý dựa trên những phát hiện nhằm tăng cường việc sử dụng PSS trong đo lường thành quả tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại các trường đại học công lập nói riêng
Từ khóa: Thẻ điểm khu vực công, đo lường thành quả, đại học công lập.
Abstract:
The purpose of this article is to identify the factors influencing the implementation of the Public Sector Scorecard (PSS) in performance measurement in public enterprises in general and public universities in particular. The authors have proposed a research model designed based on the analysis and inheritance of relevant research studies. The research team conducted statistical analysis based on data collected using SPSS 20.0 software. Through the study, the most important factor was found to be the application process, which has the greatest impact on the implementation of PSS in performance measurement in both public enterprises and public universities. Organizational culture was identified as the second most influential factor, followed by job collaboration ability, organizational costs, and finally, managerial awareness. These factors significantly affect the application of PSS. This study provides some suggestions based on the findings to enhance the use of PSS in performance measurement in both public enterprises and public universities.
Keywords: Balanced Scorecard, strategic management, local government, public sector scorecard
JEL Classifications: M10, M40, M00
DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.07202319
Tải bản đầy đủ tại đây: