Ngân hàng đang kém 'mặn mà' với trái phiếu doanh nghiệp?

08:14 23/05/2023
Cỡ chữ

 

Các ngân hàng đang nắm giữ bao nhiêu trái phiếu doanh nghiệp

Theo báo cáo Nhìn lại 2022 & Triển vọng thị trường vốn 2023 của FiinRatings, danh mục trái phiếu doanh nghiệp của một số ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro tín dụng khi thị trường đã xuất hiện một số trường hợp chậm trả lãi và gốc trái phiếu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2,2% tổng tài sản sinh lời của các ngân hàng, nhưng khi trái phiếu doanh nghiệp bị “nhảy” nhóm nợ cũng sẽ làm các khoản vay khác của doanh nghiệp đó tại các ngân hàng khác bị phân loại vào nhóm có chất lượng nợ thấp hơn, gia tăng tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống.

Chứng khoán VNDIRECT nhận định “khoảng 46 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong 6 tháng năm 2023 sẽ là một thử thách lớn lên hệ thống tài chính”.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trước những diễn biến khó khăn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến các ngân hàng không còn đổ tiền đầu tư vào kênh này như giai đoạn trước.

Đầu tiên phải kể tới Techcombank, cuối năm 2021 từng dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 62.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, thì đến cuối năm 2022 đã giảm giá trị nắm giữ xuống còn 41.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, số lượng trái phiếu doanh nghiệp mà Techcombank nắm giữ tiếp tục giảm, ghi nhận hơn 37.794 tỷ đồng.

Hay tại ngân hàng MB, tính đến thời điểm cuối quý 1/2023, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ là 45.470 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD), giảm nhẹ 3% so với 46.870 tỷ đồng ghi nhận cuối năm 2022.

Trong đó, chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành (sẵn sàng để bán) có giá trị nắm giữ trên 42.341 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Theo thuyết minh trên báo cáo tài chính, đây là các trái phiếu có kỳ hạn từ 33 tháng đến 15 năm và có lãi suất từ 3,79% đến 10,5%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng MB còn có hơn 3.128 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (đến ngày đáo hạn) có kỳ hạn từ 4 năm đến 10 năm với lãi suất từ 8,9% đến 10,5%/năm.

Còn tại TPBank, tính đến cuối quý 1/2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ giảm nhẹ 5% so với thời điểm đầu năm, về mức 20.472 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngược lại, một số nhà băng khác tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp so với đầu năm. Đơn cử như ngân hàng OCB, lượng nắm giữ ghi nhận gần 3.292 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Hay tại ngân hàng SHB, trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tăng nhẹ 3%, từ mức 12.659 tỷ đồng lên mức 13.119 tỷ đồng.

a3832c18ce67ee08294ea6a88bf88fa6

Các ngân hàng đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

Theo báo cáo mới nhất về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của FiinRatings, sau tháng 3 sôi động, thị trường TPDN tháng 4 đã quay trở lại trạng thái trầm lắng khi chỉ ghi nhận duy nhất một lô trái phiếu riêng lẻ trị giá 671 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến quy mô phát hành của tháng 4 chỉ tương đương 2,5% so với tháng 3 và chỉ bằng 2,25% của cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 cũng theo chiều hướng sụt giảm khi đạt gần 11.300 tỷ đồng, giảm 41,6% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động mua lại chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, chiếm 61% giá trị trái phiếu mua lại.

Đáng chú ý, giá trị trái phiếu ngân hàng được mua lại tăng 5,64 lần so với tháng trước và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm 2022, đến từ các ngân hàng lớn như BIDV, VPBank, Sacombank, VIB. Hầu hết các lô TPDN (8/12) được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn ba năm và có thời gian đáo hạn còn lại là một hoặc hai năm.

Theo báo cáo đầu tháng 4 của Chứng khoán VNDirect cho biết, trong năm 2023, ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 232.600 tỷ đồng.

Trong đó quý 2/2023 sẽ có khoảng hơn 70.954 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tăng 127% so với quý 1. Bất động sản vẫn là nhóm chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất, chiếm gần 40% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý này. Đứng thứ 2 là nhóm tài chính ngân hàng với tỷ lệ chiếm hơn 37% tổng giá trị đáo hạn.

Sang quý 2 sẽ có khoảng hơn 70.954 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Đến quý 3, VNDirect ước tính sẽ có 77.738 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Và quý 4/2023 là 52.321 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn.

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 24/4/2023.

Một trong những điểm đáng lưu ý nhất của Thông tư 03 là ngưng hiệu lực khoản 11 điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN. Theo đó, Thông tư 03 cho phép tổ chức tín dụng được mua lại TPDN chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc TPDN chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua TPDN.

Lê Thanh/suckhoeviet.org.vn

Nguồn: Ngân hàng đang kém 'mặn mà' với trái phiếu doanh nghiệp?

https://tapchiketoankiemtoan.vn/

Đoàn Quốc Toản
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo