KPMG: Nền kinh tế Anh đang chuyển hướng khả quan trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm dần
Triển vọng tăng trưởng toàn cầu
KPMG dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ mức 2,7% năm 2023 xuống còn 2,5% vào năm 2024 và phục hồi lên 2,7% vào năm tới. Trong khi đó, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục hạ nhiệt, nhưng áp lực giá sẽ mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt hơn so với khi chúng xuất hiện.
Những dự đoán mới nhất cũng phản ánh tình hình bất ổn địa chính trị gia tăng hiện nay. Xung đột vũ trang và căng thẳng thương mại đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, có thể thúc đẩy các chính sách cô lập. Rủi ro phát sinh có thể làm các đợt lạm phát thường xuyên hơn và khả năng dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tiền tệ.
Lộ trình chậm hơn dự kiến về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu, sẽ có tác động lớn hơn đến các quyết định về lãi suất của các nền kinh tế đang phát triển. Một số loại tiền tệ yếu đi so với đô la Mỹ là yếu tố gây lạm phát đối với các nền kinh tế đó.
Mặc dù sự bất ổn ngày càng sâu sắc trong năm nay, các nhà kinh tế của KPMG vẫn tương đối lạc quan về triển vọng tăng trường toàn cầu, Yael Selfin chuyên gia kinh tế trưởng của KPMG tại Vương quốc Anh, cho biết: “Triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ tốt hơn vào năm 2025, với lạm phát dự kiến sẽ quay trở lại mục tiêu và các ngân hàng trung ương tự tin hơn trong việc cắt giảm lãi suất chính sách từ mức hạn chế hiện tại. Các giao dịch mua sắm lớn của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh dự kiến sẽ được tạo điều kiện thuận lợi. Hoạt động sáp nhập và mua lại cũng có thể tiếp tục tăng tốc khi các điều kiện tài chính dễ dàng hơn và nguồn vốn sẵn sàng đầu tư được triển khai. Tuy nhiên, sự bất ổn định vẫn còn xung quanh các thay đổi chính trị, có thể chứng kiến các chính sách kinh tế bảo hộ và khép kín hơn.”
Dự báo KPMG dành cho Vương quốc Anh
Theo báo cáo của KPMG, nền kinh tế Anh cho thấy một số dấu hiệu tích cực. Dự kiến thu nhập khả dụng thực tế của hộ gia đình tăng thêm 1%, điều này là do tiêu dùng đã được hỗ trợ bởi việc cắt giảm các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia. Trong bối cảnh đó, niềm tin của người tiêu dùng đang dần phục hồi, trong điều kiện tình trạng thị trường lao động tiếp tục thắt chặt và lạm phát tiếp tục giảm. Những cải thiện hơn nữa về lạm phát cơ bản sẽ tạo điều kiện cho việc dỡ bỏ dần các hạn chế của chính sách tiền tệ trong những tháng tới và lãi suất ngân hàng được dự báo sẽ giảm xuống 3% vào nửa cuối năm 2025.
Theo triển vọng, tình hình thực tế tài chính quốc gia sẽ không có quá nhiều khác biệt dù bất kỳ đảng nào giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào ngày 4 tháng 7. Lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục cao hơn, nợ khó giảm hơn và áp lực chi tiêu cho y tế và quốc phòng tiếp tục gia tăng. Với những khác biệt không đáng kể trong các kế hoạch đã nêu về các quy tắc tài chính và thuế cho đến nay, chính sách vay mượn sẽ hầu như tương đồng đối với cả 2 chính phủ.
Bình luận về điều này, Yael Selfin cho biết: “Trong khi các hộ gia đình được hưởng lợi từ thu nhập thực tế tăng và thị trường lao động tương đối ổn định, đầu tư kinh doanh cũng có thể trở lại như một động lực tăng trưởng. Sự bất ổn chính trị sẽ được giải quyết sớm hơn với cuộc bầu cử vào mùa hè và chương trình tài chính vào mùa thu, đặt ra chương trình nghị sự kinh tế của chính phủ mới.”…“Điều này có thể được hỗ trợ bằng việc cắt giảm dần lãi suất, điều này có vẻ có khả năng xảy ra mặc dù lạm phát tăng nhẹ so với mục tiêu dự kiến vào cuối năm nay. Để tiếp tục vị thế của mình, các doanh nghiệp thành công sẽ phải điều hướng một cách khéo léo trong bối cảnh kinh tế đang phát triển này.”