KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (2019-2020)

10:16 02/03/2023
Cỡ chữ

 

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food), tiền thân là “Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị”, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 08/12/1997. Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị là một trong những doanh nghiệp có bề dày lịch sử trong ngành sản xuất bánh kẹo. Với nhiều kinh nghiệm, đội ngũ lao động được đào tạo chính quy, tay nghề vững chắc, kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, dây chuyền công nghệ tiên tiến liên tục đầu tư mới, cải tiến công nghệ nên sản phẩm của công ty có chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành phù hợp, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đại đa số đối tượng khách hàng.

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số: 0102109239

Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm, sản phẩm đóng lon ăn liền.

Ngành nghề kinh doanh chính

  • Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn – Mã ngành 1075
  • Sản xuất các loại bánh từ bột – Mã ngành 1071
  • Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo – Mã ngành 1073.
  • Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm

Nhập khẩu và phân phối các sản phẩm: đường, bánh kẹo, thuốc lá, hương liệu,…

Hữu Nghị Food hiện đang tổ chức sản xuất tại 3 nhà máy quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu (FSSC) với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại tại Hà Nội, Bắc Ninh và Bình Dương.
- Nhà máy 1: Tổng quy mô 1.7 ha
Địa chỉ: 122 phố Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Nhà máy 2: Tổng quy mô 6.5 ha
Địa chỉ: Lô CN15-2, KCN Yên Phong mở rộng, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, Việt Nam.
- Nhà máy 3: Tổng quy mô 3.5 ha
Địa chỉ: KCN Sóng Thần 3, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

1 . TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2019-2020

BẢNG 1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2019-2020

(Trích: Phụ lục 1) Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2019

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1

1.564.718

1.852.365

(287.647)

-15,53%

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

2

93.225

112.883

(19.657)

-17,41%

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

3

1.471.493

1.739.482

(267.989)

-15,41%

4

Giá vốn hàng bán

4

1.067.983

1.340.528

(272.545)

-20,33%

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5

403.510

398.954

4.555

1,14%

6

Doanh thu hoạt động tài chính

6

759

611

148

24,23%

7

Chi phí tài chính

7

44.144

39.369

4.776

12,13%

 

Trong đó: chi phí lãi vay

 

38.476

31.992

6.484

20,27%

8

Chi phí bán hàng

8

270.768

270.315

453

0,17%

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

9

47.749

51.449

(3.701)

-7,19%

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

10

41.608

38.432

3.176

8,26%

11

Thu nhập khác

11

2.066

14.416

(12.350)

-85,67%

12

Chi phí khác

12

7.473

844

6.628

785,14%

13

Lợi nhuận khác

13

-5.407

13.572

(18.978)

-139,84%

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

14

3.620

52.004

(48.383)

-93,04%

15

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

15

4.567

11.158

(6.591)

-59,07%

16

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

16

-

-

-

-

17

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

17

31.634

40.846

(9.212)

-22,55%

18

Tổng luân chuyển thuần

(3)

+(6)

+(11)

1.474.318

1.754.509

(280.192)

-15,97%

19

Tổng chi phí

(4)+(7)

+(8)+(9)

+(12)

+(15)

1.442.684

1.713.663

(270.979,33)

-15,81%

20

Doanh thu kinh doanh

(3)+(6)

1.472.252

1.740.093

(267.841)

-15,39%

21

LN từ hoạt động bán hàng

(5)-(8)-(9)

84.993

77.190

7.803,28

10,11%

22

Hệ số sinh lời hđ ròng (ROS)

(17)/(18)

0,0215

0,0233

(0,0018)

-7,84%

23

Hệ số sinh lời hđ trước thuế

(14)/(18)

0,0025

0,0296

(0,0272)

-91,72%

24

Hệ số sinh lời từ HĐKD

(10)/(20)

0,0283

0,0221

(0,0119)

-53,68%

25

Hệ số sinh lời từ hđ bán hàng

(21)/(20)

0,0578

0,0444

0,0134

30,16%

26

Hệ số chi phí (Hcp)

(19)/(18)

0,9785

0,9767

0,0018

0,19%

27

Hệ số GVHB  (Hgv)

(4)/(20)

0,7254

0,7702

(0,0448)

-5,82%

28

Hệ số CPBH (Hcpb)

(8)/(20)

0,1840

0,1554

0,0286

18,41%

29

Hệ số CPQLDN (Hcpq)

(9)/(20)

0,0324

0,0296

0,0029

9,71%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.1. Đánh giá khái quát

      Dựa vào bảng trên, có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2020 là 31.634 triệu đồng, giảm 9.212 triệu đồng so với năm 2019 (tỷ lệ giảm 22,55%). Sự sụt giảm trong lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dẫn đến hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của doanh nghiệp giảm từ 0,0233 xuống còn 0,0215 (tỷ lệ giảm 7,84%).

      Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2020 là 31.634 thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng hệ số sinh lời hoạt động (ROS) cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự giảm đi so với năm 2019. Từ căn cứ trên, ta đi vào phân tích về kết quả kinh doanh của công ty, thông qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên để đưa ra nhận xét khách quan nhất về tình hình kinh doanh của công ty.

1.2. Phân tích chi tiết

      Các chỉ số luân chuyển thuần, doanh thu kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, hệ số sinh lời đều giảm so với năm 2019. Bên cạnh đó hệ số chi phí lãi vay tăng 20,27% cùng với chi phí khác lại tăng một cách đột biến, lợi nhuận khác về mức âm so với năm 2019. Điều này cho thấy năm 2020 doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả.

      Thứ nhất, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 so với năm 2019 giảm 267.989 triệu đồng (tỷ lệ 15,41%). Nguyên nhân do doanh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm 287.647 triệu đồng so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 15,53%, cho thấy hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đang kém hiệu quả, nguyên nhân có thể được lý giải qua sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp không thu hút được khách hàng nhiều hơn năm trước, doanh nghiệp chưa nắm bắt được nhu cầu của khách hành về dịch vụ mua sắm trực tuyến cũng như chưa có phương án để thỏa mãn nhu cầu này gây ảnh hưởng tới việc đưa sản phẩm đến với khách hàng. Dựa theo doanh thu bán hàng từng quý ta có thể thấy doanh thu có sự giảm sút so với cùng kì năm 2019. Thời điểm dịch bùng nổ ở Việt Nam doanh thu của doanh nghiệp đã ghi nhận sự giảm mạnh vào quý 2. Tuy nhiên, doanh thu vào quý 3 năm 2020 lại có sự tăng trưởng trở lại cho thấy doanh nghiệp đã có hướng đi hợp lý để thích ứng với sự bất ổn của thị trường.

      Thứ hai, các khoản giảm trừ doanh thu năm 2020 so với 2019 giảm 19.657 triệu đồng tương ứng với 17,41%. Ta có thể lý giải do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đã thực hiện cắt giảm chiết khấu thương mại với các đối tác, đồng thời bị trả lại hàng bán dẫn đến sự giảm đi của các khoản giảm trừ doanh thu.

      Thứ ba, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 tăng 4.555 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1,14% so với năm 2019. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán lại giảm mạnh so với năm 2019. Giá vốn hàng bán năm 2020 so với năm 2019 giảm 272.545 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,33%. Có thể lý giải do công ty đã sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và thực hiện thay đổi định mức sản suất.

      Thứ tư, doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 giảm so với năm 2019 với tỷ lệ 24,23% tương ứng với 148 triệu đồng chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá thực hiện trong năm tăng còn lãi tiền gửi, cho vay giảm đi. Sự giảm sút về lãi chênh lệch tỷ giá chủ yếu do tác động của covid-19, trong đó, sự điều chỉnh về lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm doanh thu hoạt động tài chính.

      Thứ năm, chi phí tài chính tăng 4.776 triệu đồng với tỷ lệ 12,13% chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng ( tăng 182 triệu đồng so với năm 2019 ). Bên cạnh đó, chi phí lãi vay, lãi trái phiếu của doanh nghiệp tăng gần 6.484 triệu đồng với tỷ lệ 20.27% do trong năm 2020, điều này được lý giải do sự khó khăn trong kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng thanh toán một phần lãi vay và lãi trái phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp có vay thêm của ngân hàng UOB 7 tỷ 645 triệu đồng để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm giảm giá thành sản phẩm.

      Thứ sáu, chi phí bán hàng của doanh nghiệp năm 2020 tăng 453 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 0,17% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí vật liệu bao bì tăng lên mức 6 tỷ 016 triệu đồng, bên cạnh đó còn là sự tăng lên của chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác dẫn đến chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng. Chi phí bán hàng tăng cho thấy mặt quản trị chi phí bán hàng của công ty đang chưa được tốt.

      Thứ bảy, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 so với năm 2019 giảm 3.701 triệu đồng tương đương với 7,19% do cả chi phí nhân viên quản lý giảm đáng kể trong khi khoản chi phí vật liệu quản lý, công cụ dụng cụ, thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp tăng nhẹ. Chi phí nhân viên giảm 2 tỷ 936 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp khác cũng giảm 779 triệu đồng. Sự sụt giảm này cho thấy doanh nghiệp đang quản trị chi phí quản lý doanh nghiệp tốt.

      Thứ tám, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 so với năm 2019 tăng 3.176 triệu đồng tương ứng với 8,26%, tình hình này là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng ( tăng 4.555 triệu đồng ) và doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 148 triệu đồng. Trong khi đó các chỉ tiêu chi phí: Giá vốn hàng bán lại giảm khiến cho lợi nhuận thuần giảm. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Do vậy, hệ số sinh lời lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm và hệ số sinh lời bán hàng tăng (hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh giảm 267.841 triệu đồng tương ứng với 15,39% ; hệ số sinh lời hoạt động bán hàng tăng 7.803,28 tương ứng với 10,11%)

      Thứ chín, chi phí khác của doanh nghiệp năm 2020 và 2019 tăng mạnh 6.628 triệu đồng, tương ứng với 785,14%. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp thanh lý nhượng bán TSCĐ 4 tỷ 468 triệu đồng và các khoản khác cũng tăng đột biến. Công ty cần đưa ra được nhiều phương án tối ưu hơn trong việc quản lý chi phí

       Thứ mười, chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2020 giảm 9.212 triệu đồng so với năm 2019 (tỷ lệ 59,07%). Lý giải là do tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2020 giảm hơn 48.383 triệu đồng so với năm 2019 và chi nhánh Miền Bắc của công ty được miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư “Nhà máy thực phẩm Hữu Nghị”. Năm 2020 là năm đầu tiên công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

      Thứ mười một, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2020 giảm 9.212 triệu đồng tương ứng với 22.55% so với năm 2019 khiến cho hệ số sinh lời ròng hoạt động (ROS) giảm 7.84% tương ứng 0,0018 lần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút này do tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Bên cạnh đó chi phí thuế TNDN cũng giảm như nói trên và lợi nhuận khác giảm mạnh. Công ty nên phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý chi phí, nhằm đem lại những biến đổi tích cực hơn nữa.

1.3. Về các hệ số sinh lời

      Thứ nhất, hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh năm 2020 giảm 0,0119 với tỷ lệ giảm 53,68% so với năm 2019. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2020 phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,0283 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2019 trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,0221 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế giảm đi cho thấy dấu hiệu không tích cực trong khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cần đề ra biện pháp để quản lý chi phí cũng như kiểm soát giá thành sản phẩm một cách hiệu quả hơn, nhằm tăng doanh thu cho công ty.

      Thứ hai, hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2020 là 0,0578 lần, năm 2019 là 0,0444 lần tăng 0,0134 lần với tỷ lệ tăng 30,16%. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2020 phản ánh trong 1 đồng doanh thu bán hàng, công ty thu được 0,0578 đồng lợi nhuận, còn năm 2019 hệ số sinh lời hoạt động bán hàng phản ánh trong 1 đồng doanh thu bán hàng công ty thu được 0,0444 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng tăng lên điều này cho thấy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đang có hiệu quả.

      Thứ ba, hệ số sinh lời ròng (ROS) năm 2020 là 0,0215 lần, năm 2019 là 0,0233 lần giảm 0,0018 lần với tỷ lệ giảm 7,84%. Hệ số sinh lời ròng năm 2020 phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,0215 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2019 hệ số sinh lời ròng phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,0233 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời ròng giảm đi là dấu hiệu không tích cực, điều này cho thấy hiệu quả quản lý của công ty chưa được tốt.

      Thứ tư, hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2020 là 0,0025 lần, năm 2019 là 0,0296 lần giảm 0,0272 lần với tỷ lệ giảm 9,71%. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2020 phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu được 0,0025 đồng lợi nhuận trước thuế, còn năm 2019 trong 1 đồng luân chuyển thuần công ty thu về được 0,0296 đồng LNTT. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế giảm đi là dấu hiệu không tích cực, tuy công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng vẫn cần đề ra những giải pháp hợp lý để cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

1.4. Về các hệ số chi phí

      Thứ nhất, hệ số chi phí năm 2020 là 0,9785 lần, năm 2019 là 0,9767 lần tăng 0,0018 lần với tỷ lệ tăng 0,19% . Hệ số chi phí năm 2020 cho biết để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần phải bỏ ra 0,9785 đồng chi phí, còn năm 2019 để thu được 1 đồng luân chuyển thuần, công ty cần bỏ ra 0,9767 đồng chi phí. Hệ số chi phí tăng không đáng kể, điều này ảnh hưởng không nhiều đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên công ty cần chú ý tìm cách giảm hệ số chi phí để cải thiện khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

      Thứ hai, hệ số giá vốn hàng bán năm 2020 là 0,7254 lần, năm 2019 là 0,7702 lần, giảm 0,0448 lần với tỷ lệ giảm 5.82%. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2020 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,7254 đồng giá vốn, còn năm 2019 phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,7702 đồng giá vốn. Hệ số giá vốn hàng bán giảm là dấu hiệu tích cực, cho thấy việc quản lý giá thành đã được thực hiện chặt chẽ, tránh được tình trạng gây lãng phí vốn góp, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần xem xét thận trọng việc giảm giá vốn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

     Thứ ba, hệ số chi phí bán hàng năm 2020 là 0,1840, năm 2019 là 0.1554 lần tăng 0,0286 với tỷ lệ 18,41%. Hệ số chi phí bán hàng tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp chưa có cách quản lý tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh chưa hiệu quả

      Thứ tư, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 0,0324 lần, năm 2019 là 0,0296 lần tăng 0,0029 lần với tỷ lệ tăng 121,66%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 phản ánh để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,0324 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, còn năm 2019 phản ánh để thu về được 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra 0,0296 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy công ty phải bỏ ra nhiều đồng chí phí hơn để thu về 1 đồng doanh thu thuần hay hiệu quả quản lý chi phí của công ty giảm đi. 

2. TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2019-2020

Bảng 2. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty Thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2019-2020

(Trích: Số liệu Phụ lục 2)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2019

Chênh

lệch

Tỷ lệ(%)

1. Luân chuyển thuần: LCT

1.474.318

1.754.509

(280.191)

-15,97%

2. Vốn lưu động bình quân: Slđ = (TSNHck + TSNHđk)/2

858.632

756.854

101.778

13,45%

I. Số vòng quay Vốn lưu động: SVlđ = LCT/ Slđ

1,7171

2,3182

(0,6011)

-25,93%

II. Kỳ luân chuyển Vốn lưu động: Klđ = 365/ SVlđ

212.5677

157,4497

55,118

35,01%

Luân chuyển thuần bình quân: lct = LCT/365

4039,3343

4806,9574

(767,623)

-15,97%

III. Mức độ ảnh hưởng

 

Do Slđ ảnh hưởng đến SVlđ: ∆SVlđ (Slđ)

(0,2748)

 

Do Slđ ảnh hưởng đến Klđ: ∆Klđ (Slđ)

21,1731

 

Do LCT ảnh hưởng đến SVlđ: ∆SVlđ (LCT)

(0,3263)

 

Do LCT ảnh hưởng đến Klđ: ∆Klđ (LCT)

33,9383

 

∆SVlđ = ∆SVlđ (Slđ)+∆SVlđ (LCT)

(0,6011)

 

∆Klđ = ∆Klđ (Slđ)+∆Klđ (LCT)

55,1114

 

IV. VLĐ tiết kiệm hay lãng phí

222.613,3683

 

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

2.1. Đánh giá khái quát

      Qua bảng phân tích trên ta thấy: số vòng luân chuyển năm 2020 là 1,7171 vòng, so với năm 2019 biến động giảm với mức giảm 0,6011 vòng và tỷ lệ giảm là 25,93% làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2020 là 212,5677 ngày, tăng 55,118 ngày so với năm 2019, từ đó đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 giảm đi gây lãng phí vốn lớn là 222.613,3683 triệu đồng. Xu hướng biến động giảm của tốc độ luân chuyển vốn ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính công ty gây lãng phí vốn lớn ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp do vậy cần tìm hiểu chi tiết nguyên nhân làm tốc độ luân chuyển vốn giảm để đưa ra giải pháp kịp thời chặn đà sụt giảm của tốc độ luân chuyển vốn. Để có được đánh giá chính xác hơn ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết.

2.2. Phân tích chi tiết

      Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2020 thay đổi như vậy là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: số dư vốn lưu động bình quân và tổng luân chuyển thuần, cụ thể:

      Thứ nhất, nhân tố vốn lưu động bình quân, do số dư bình quân vốn lưu động trong năm 2020 có sự biến động so với năm 2019. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự tăng lên của số dư vốn lưu động bình quân (Slđ) trong năm 2020 đã làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) năm 2020 giảm 0,0611 lần tương ứng tỷ lệ giảm 25,93% và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 tăng 55,118 ngày tương ứng tỷ lệ tăng 35,01%. Đây là nhân tố có ảnh hưởng làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể gây nguy cơ rủi ro tới tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

      Thứ hai, nhân tố tổng luân chuyển thuần, do tổng luân chuyển thuần trong năm 2020 biến động giảm so với năm 2019 (tổng luân chuyển thuần năm 2020 là 1.474.318 triệu đồng và tổng luân chuyển thuần năm 2019 là 1.754.509 triệu đồng). Với giả định các nhân tố khác không thay đổi tổng luân chuyển thuần năm 2020 giảm đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,6011 lần và kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 55,118 ngày tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính khiến cho luân chuyển thuần giảm mạnh năm 2020 so với năm 2019 là sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

      Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 chậm hơn so với năm 2019 và có xu hướng biến động giảm so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 25,93%. Nguyên nhân là do tổng luân chuyển thuần trong năm sụt giảm trong khi vốn lưu động bình quân lại tăng lên làm tốc dộ luân chuyển vốn lưu động chậm hơn so với năm 2019.

CTV Kiên
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo