Hướng dẫn hạch toán dự án sản xuất thử nghiệm
Dự án sản xuất thử nghiệm (dự án) là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống (Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ).
Việc hạch toán đối với dự án cho đến nay vẫn chưa có một chế độ kế toán nào hướng dẫn. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức (đơn vị) có dự án không biết hạch toán phần kinh phí ngân sách hỗ trợ vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của dự án. Từ đó, không biết hạch toán phần kinh phí để lại cho đơn vị vào tài khoản nào nên phần kinh phí này coi như để ngoài sổ kế toán.
Với những kinh nghiệm về công tác tài chính và kế toán trong lĩnh vực khoa học công nghệ tác giả hướng dẫn việc hạch toán dự án, giúp cho đơn vị có dự án phản ánh được chi phí, giá thành của sản phẩm dự án và nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ để lại đơn vị được thể hiện trên sổ kế toán, tài khoản kế toán.
- Hướng dẫn hạch toán Dự án theo chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính:
- Hạch toán chi phí đối với phần kinh phí ngân sách cấp: Sự khác biệt là vừa phải thể hiện việc hạch toán quyết toán với ngân sách nhà nước lại vừa phải hạch toán vào chí phí sản xuất, giá thành sản phẩm của dự án. Để thực hiện được việc này chúng ta phải sử dụng 1 tài khoản trung gian là tài khoản 338 (Phải trả), để thể hiện nguồn chi từ kinh phí ngân sách hỗ trợ cho dự án (các tài khoản được mở chi tiết theo các tiểu khoản, tiết khoản để quản lý). Sau khi dự án kết thúc phần kinh phí ngân sách hỗ trợ được để lại đơn vị sẽ được kết chuyển sang tài khoản 43141 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; nếu phải nộp trả ngân sách nhà nước được chuyển sang tài khoản 3338. Cụ thể, một số bút toán hạch toán cơ bản như sau:
- Rút tạm ứng tiền từ ngân sách về: Tiền mặt/tiền gửi:
Có TK 337.1
Nợ TK 111/112
Và Có TK 08
- Chi tiền mặt/tiền gửi để mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
Có TK 111/112
Nợ TK 152/153
Đồng thời
Có TK 366
Nợ TK 337.1
- Rút dự toán mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Có TK 366
Nợ TK 152/153
Và Có TK 08
- xuất kho CCDC, NVL dự án
Có TK 152/153
Nợ TK 611
Đồng thời
Có TK 511
Nợ TK 366
Và Đồng thời
Có TK 338
Nợ TK 154
- Chi tiền mặt, tiền gửi trực tiếp cho dự án
Có TK 111/112
Nợ TK 611
Đồng thời
Có TK 511
Nợ TK 337.1
Và đồng thời
Có TK 338
Nợ TK 154
* Lưu ý: Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Thông tư liên tịch số Số: 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN, ngày 21 tháng 02 năm 2011, Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuát thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí. Có quy định: “Chi sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của dự án (mua giống, nguyên vật liệu; chi phí tiêu thụ năng lượng; chi thuê nhân công...)”. Như vậy các khoản chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công…, chỉ được hạch toán cho sản phẩm loạt đầu tiên của Dự án.
- Rút dự toán mua tài sản cố định
Có TK 366
Nợ TK 211
Đồng thời Có TK 08
- Khấu hao tài sản cố định
Có TK 214
Nợ TK 611
Đồng thời
Có TK 511
Nợ TK 336
Và Đồng thời
Có TK 338
Nợ TK 154
- Hạch toán chi từ nguồn kinh phí đối ứng của đơn vị để thực hiện Dự án: được hạch toán bình thường như trong Thông tư đã hướng dẫn:
Có TK 111, 112, 152, 153, 214,…
Nợ TK 154
- Kết chuyển kinh phí ngân sách hỗ trợ sang Quỹ PTHĐSN và nộp ngân sách sau khi dự án kết thúc hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền:
+ Phần để lại cho đơn vị được đưa vào Quỹ PTHĐSN
a, Có TK 43141
Nợ TK 338
b, Có TK 43142
Nợ TK 336 giá trị còn lại của tài sản cố định
+ Phần phải nộp ngân sách theo Hợp đồng đã ký (dự án có mức kinh phí ngân sách hỗ trợ >30%)
Có TK 3338
Nợ TK 338
- Hướng dẫn theo chế độ kế toán doanh nghiệp tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Trong các chế độ kế toán khác nhau hoặc áp dụng phương pháp hạch toán khác nhau, thì việc tập hợp chi phí có cùng nội dung bản chất cũng sẽ được hạch toán vào các tài khoản khác nhau.
Do đó, việc hạch toán dự án theo Thông tư số 200 về cơ bản cũng sẽ giống việc hướng dẫn theo Thông tư số 107 ở trên, và có sự thay đổi một số tài khoản sau: thay tài khoản 611 chi hoạt động và Tài khoản 43141 Quỹ PTHĐSN trong Thông tư 107/2017-TT-BTC bằng các tài khoản 461 nguồn kinh phí sự nghiệp và Tài khoản 414 Quỹ đầu tư phát triển trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Để hạch toán giá thành sản phẩm/hàng hóa của Dự án SXTN đối với chế độ kế toán nào cũng vậy, sự khác biệt là:
- Khi chi các khoản chi từ ngân sách hỗ trợ cho dự án được hạch toán Nợ TK 461 thì phải có bút toán kép đồng thời vào các tài khoản tập hợp chi phí ghi Nợ TK 154 hoặc 621; 622; … hoặc TK 631 và Có TK 338 (tùy thuộc vào phương pháp hạch toán và được mở theo các tiểu khoản, tiết khoản,… phù hợp)
- Hạch toán chi từ nguồn kinh phí đối ứng của đơn vị để thực hiện Dự án: được hạch toán bình thường như trong Thông tư đã hướng dẫn:
Có TK 111, 112, 152, 153, 214,…
Nợ TK 154 hoặc 621; 622; … hoặc TK 631
Trên đây là một số bút toán cơ bản có liên quan trực tiếp đến phần kinh phí ngân sách hỗ trợ, còn các bút toán khác được thực hiện theo các thông tư đã hướng dẫn.
Tài liệu tham khảo:
- Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
- Thông tư liên tịch số Số: 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN, ngày 21 tháng 02 năm 2011, Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuát thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí;
- Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp;
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn theo chế độ kế toán doanh nghiệp.
Nguyễn Đức Thọ, Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học,
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ