Đồng bộ hóa các quy định, đảm bảo thi hành Pháp lệnh xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: N.Lộc / https://tapchiketoankiemtoan.vn/
Sửa đổi văn bản đảm bảo phù hợp với Pháp lệnh
Theo đại diện Vụ Pháp chế, thực hiện nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước giao, Vụ Pháp chế đã xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật, trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét ban hành.
Đề cập về sự cần thiết ban hành Quyết định, Phó Vụ trưởng Đặng Văn Hải - Tổ trưởng Tổ soạn thảo cho biết, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN (Pháp lệnh) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/02/2023, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/3/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2023.
Để bảo đảm hiệu lực thi hành của Pháp lệnh, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Kiểm toán nhà nước.
S. Đặng Văn Hải phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: N.Lộc /
Nêu cụ thể, TS. Đặng Văn Hải cho biết, tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Pháp lệnh quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực KTNN; thẩm quyền lập biên bản vi phạm, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán.
Tuy nhiên, để có cơ sở xác định hành vi vi phạm làm căn cứ thực hiện việc xử phạt theo quy định của Pháp lệnh, cần phải rà soát sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành có liên quan cho phù hợp.
Tại Điều 21 Pháp lệnh quy định: “Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thi hành Pháp lệnh này; rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực thi hành”.
"Vì vậy, việc khẩn trương xây dựng dự thảo Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành là hết sức cần thiết" - TS. Đặng Văn Hải nhấn mạnh.
Dự thảo Quyết định gồm 5 điều và được kết cấu như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 03/2019/QĐ-KTNN ngày 16/9/2019 về việc quy định trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán,
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 03/2020/QĐ-KTNN ngày 19/10/2020 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2022/QĐ-KTNN ngày 03/11/2022 về việc ban hành Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN;
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán;
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Ban hành văn bản theo thủ tục rút gọn, song phải đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch
Để đảm bảo phù hợp, đồng bộ quy định khi Pháp lệnh có hiệu lực, các ý kiến đề xuất cần nghiên cứu kỹ các văn bản của Ngành đã ban hành; đẩy nhanh tiến độ cho ý kiến với dự thảo Quyết định, cũng như kịp thời trình xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các nội dung còn vướng mắc.
Theo đó, về định hướng xây dựng một văn bản sửa nhiều văn bản theo thủ tục rút gọn để đảm bảo hiệu lực thi hành cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Pháp lệnh, tại cuộc họp, các thành viên Tổ soạn thảo và các ý kiến góp ý cơ bản nhất trí theo hướng này và tập trung cho ý kiến đối với 04 nhóm nội dung chính của dự thảo Quyết định (tương ứng với Điều 1, 2, 3, 4 trong dự thảo Quyết định).
"Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung theo hướng quy định rõ mốc thời gian cụ thể; nội hàm về các mức độ của hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức; các biểu mẫu yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời, giải trình, yêu cầu gửi báo cáo định kỳ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Đoàn kiểm toán..." - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Phú Thọ cho biết.
ác ý kiến thống nhất đề xuất trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định theo thủ tục rút gọn, song vẫn phải lấy ý kiến của đối tượng kiểm toán trước khi ban hành. Ảnh: N.Lộc / tapchiketoankiemtoan.vn
Trên cơ sở đó, đại diện các đơn vị và Tổ soạn thảo cũng thống nhất một số nội dung xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước.
Cụ thể, căn cứ Điều 21 Pháp lệnh, Điều 12 và khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 146 của Luật này", Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán nhà nước cho phép xây dựng một văn bản sửa nhiều văn bản theo thủ tục rút gọn để đảm bảo hiệu lực thi hành cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Pháp lệnh (ngày 01/5/2023).
Tuy nhiên, theo TS. Đặng Văn Hải, dù thực hiện theo quy trình thủ tục rút gọn, song dự thảo Quyết định vẫn phải được gửi lấy kiến của đối tượng kiểm toán. "Đối tượng kiểm toán chịu tác động trực tiếp bởi Quyết định, nên họ cần phải được biết ngay từ khi xây dựng Quyết định. Đây chính là vấn đề về công khai, minh bạch được Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu đảm bảo thực hiện trong hoạt động của Ngành nói chung" - TS. Hải nhấn mạnh; đồng thời đề xuất thời gian lấy ý kiến hoàn thành trước ngày 29/4/2023.
Ngoài ra, hiện tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đang chủ trì soạn thảo và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán của KTNN để bảo đảm hiệu lực thi hành của Pháp lệnh (Điều 9, Điều 10, Điều 11), do đó, Vụ Pháp chế cũng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến Quy trình kiểm toán cho phù hợp, đồng bộ với quy định của Pháp lệnh.
https://tapchiketoankiemtoan.vn/