Tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đối mặt với khoản nợ vay hơn 41.000 tỷ đồng đến hạn phải trả

15:31 24/02/2023
Cỡ chữ

Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng. Nhưng, cũng tại thời điểm này, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng gánh một số nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doanh, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.

abc1

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Đặng Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng

Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động. Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.

Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022. Vì vậy, kết quả Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.

abc2

Theo các chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp ba lần so với vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn

hoạt động của Tập đoàn Vingroup hầu như là các khoản nợ.

Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất. Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Được biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa nhận được Hồ sơ đề nghị việc đăng ký phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế theo Giấy đề nghị việc đăng ký chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế và đề nghị niêm yết trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore của Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã VIC) với giá trị phát hành dự kiến 500 triệu USD. Nếu thành công, Vingroup sẽ có nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu. Theo đó, nợ/vốn chủ sở hữu của Vingroup sẽ tăng lên 1,13 lần. Nợ phải trả của năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2019 nợ 283,152,165 tỷ; năm 2020 nợ phải trả 286,651,052 tỷ; năm 2021 nợ phải trả 268,812,599 tỷ. Đặc biệt năm 2022, nợ phải trả là 439,194,193 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, Tập đoàn có vốn chủ sở hữu 79.804 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,99. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Vingroup là 1,22%. Nếu vay nợ thành công thêm 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Vingroup sẽ tăng lên mức 1,13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cho năm 2021 chưa được Tập đoàn xây dựng, có thể do kế hoạch kinh doanh năm này chưa được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông. Các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật có thể mua trái phiếu này. Người sở hữu trái phiếu có quyền yêu cầu tổ chức phát hành mua lại các trái phiếu vào cuối năm thứ 3 kể từ ngày phát hành.

Vì trái phiếu được phát hành bằng USD, nên tất cả các khoản tiền mà Vingroup phải thanh toán liên quan tới trái phiếu cũng sẽ bằng USD. Sự biến động của tỷ giá VND và USD sẽ có ảnh hưởng đối với các khoản thanh toán lãi trái phiếu và các khoản mua lại trái phiếu. “Tổ chức phát hành sẽ chủ động giám sát biến động tỷ giá VND và USD và dòng tiền cũng như các nhu cầu vốn khác để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán nợ đối với trái phiếu, kể cả khả năng tham gia các giao dịch phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai. Hiện tại, tổ chức phát hành tin rằng, mình có đầy đủ tiềm lực kinh tế và dòng tiền để thanh toán các khoản liên quan đến trái phiếu”, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho biết.

Cũng được biết, đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng. Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng./.

Nhóm P.V

Lê Chung
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

partner-02
partner-01
partner-06
partner-04
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484

Thông báo