Tư duy phê phán thông qua môn học Lý thuyết kế toán ở bậc đào tạo sau đại học
Th.s Đoàn thị Thảo Uyên - PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán là phương pháp giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng tư duy một cách có hệ thống và có cái nhìn khách quan về mọi sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta nghiên cứu và phát hiện được tính đúng, sai của một vấn đề để có những lập luận có tính thuyết phục về vấn đề đó. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng cho hành trình nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh - những người mới làm quen với công việc nghiên cứu. Để đáp ứng được nhu cầu đó, môn học Lý thuyết kế toán được đưa vào giảng dạy để giúp học viên trang bị những tiền đề lý luận về kế toán và nâng cao kỹ năng tư duy phê phán thông qua nội dung môn học và phương pháp giảng dạy. Bài viết tập trung phân tích môn học lý thuyết kế toán trên hai khía cạnh này nhằm giúp các học viên cao học thấy được tầm quan trọng của môn học để có những phương pháp học tập môn học này một cách hiệu quả.
Từ khóa: Tư duy phê phán, kỹ năng tư duy, lý thuyết kế toán.
Abstract:
Reviewing is a method that helps us to practice our thinking skills systematically and to have an objective view of all phenomena happening around us. Critical thinking skills will help us study and discover a problem's correctness and inaccuracy to have convincing arguments about it. This is also an important skill for the scientific research of graduate students who are for the first time to do the research. To meet that need, the Accounting Theory subject is introduced to help students prepare theories of accountancy and critical thinking skills through content and teaching methods. Analyzing the subject of accounting theory in these two ways to help graduate students recognize the importance of the subject in order to study this subject effectively is what the paper focuses on.
Keywords: critical thinking, thinking skill, accounting theory
JEL Classifications: I22, I20, I23
DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.07202309