• Thứ Năm, ngày 08 tháng 05 năm 2025, 12:42:12
  • Thông tin tòa soạn
  • Hotline: 098 169 6069
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
  • Tạp Chí
  • Nhận, phản biện bài trực tuyến
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
    • Tin thời sự
    • Tin hiệp hội
  • Nghiên cứu trao đổi
    • Tạp Chí Số 1+2 / Volume 1+2
    • Tạp Chí Số 3 / Volume 3
    • Tạp Chí Số 4 / Volume 4
    • Tạp Chí Số 5 / Volume 5
    • Tạp Chí Số 6 / Volume 6
    • Tạp Chí Số 7 / Volume 7
    • Tạp Chí Số 8 / Volume 8
    • Tạp Chí Số 9 / Volume 9
    • Tạp Chí Số 10 / Volume 10
    • Tạp Chí Số 11 / Volume 11
    • Tạp Chí Số 12 / Volume 12
  • Diễn đàn kế toán
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Kế toán - Kiểm toán với Doanh nghiệp
    • Tài chính - Thuế với Doanh nghiệp
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
    • Thuế
    • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Chứng khoán
    • Bất động sản
    • Kế toán
    • Kiểm toán
  • Tạp Chí
    • Tạp chí 2024
    • Tạp chí 2023
    • Tạp chí 2022
    • Quản lý tạp chí
    • Quy định trích dẫn và chống đạo văn
    • Hội đồng biên tập
    • Quá trình hình thành và phát triển tạp chí
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban biên tập
    • Quy định bài viết
    • Quy trình phản biện
    • Thể lệ đăng bài

Tin hiệp hội

Tin trong nước

  • Tin thời sự
  • Tin hiệp hội

Nghiên cứu trao đổi

  • Tạp Chí Số 1+2 / Volume 1+2
  • Tạp Chí Số 3 / Volume 3
  • Tạp Chí Số 4 / Volume 4
  • Tạp Chí Số 5 / Volume 5
  • Tạp Chí Số 6 / Volume 6
  • Tạp Chí Số 7 / Volume 7
  • Tạp Chí Số 8 / Volume 8
  • Tạp Chí Số 9 / Volume 9
  • Tạp Chí Số 10 / Volume 10
  • Tạp Chí Số 11 / Volume 11
  • Tạp Chí Số 12 / Volume 12

Diễn đàn kế toán

  • Thông tin doanh nghiệp
  • Kế toán - Kiểm toán với Doanh nghiệp
  • Tài chính - Thuế với Doanh nghiệp

Nghiệp vụ

Tin Quốc tế

Chính sách mới

  • Thuế
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Kế toán
  • Kiểm toán

Tạp Chí

  • Tạp chí 2024
  • Tạp chí 2023
  • Tạp chí 2022
  • Quản lý tạp chí
  • Quy định trích dẫn và chống đạo văn
  • Hội đồng biên tập
  • Quá trình hình thành và phát triển tạp chí
  • Cơ cấu tổ chức
  • Ban biên tập
  • Quy định bài viết
  • Quy trình phản biện
  • Thể lệ đăng bài
Hotline: 098 169 6069
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
  • Tạp Chí
  • Nhận,phản biện bài trực tuyến

Tránh được vỡ nợ, nền kinh tế Mỹ phải trả giá

06:59 |  30/05/2023

 

Thỏa thuận về việc nới trần nợ công sẽ làm gia tăng nguy cơ suy thoái của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters.

Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về trần nợ công vào cuối tuần trước, và đang chờ Quốc hội thông qua. Như vậy, Mỹ có thể thoát khỏi kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc vỡ nợ.

Nhưng dù ít hay nhiều, thỏa thuận này vẫn làm gia tăng nguy cơ suy thoái của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong những quý vừa qua, chi tiêu liên bang đã thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Nhưng xu hướng này có thể bị đảo ngược sau thỏa thuận mới về trần nợ.

Nguy cơ suy thoái gia tăng

Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, hai tuần trước khi giới chức Mỹ đạt được thỏa thuận, các nhà kinh tế đã tính toán khả năng Mỹ rơi vào suy thoái là 65%.

Đối với các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), việc chính phủ hạn chế chi tiêu sẽ là biến số mới mà họ cần tính đến để đưa ra các quyết định về lãi suất điều hành và dự báo tăng trưởng.

Các thị trường đang nghiêng về khả năng Fed tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm lên vùng 5,25-5,5%.

Thỏa thuận này tương đương với việc thắt chặt chính sách hơn nữa, trong bối cảnh chính sách tiền tệ vốn đã thắt chặt rồi

Bà Diane Swonk - kinh tế trưởng tại KPMG

"Thỏa thuận này tương đương với việc thắt chặt chính sách hơn nữa, trong bối cảnh chính sách tiền tệ vốn đã thắt chặt rồi", bà Diane Swonk - kinh tế trưởng tại KPMG - bình luận. Vị chuyên gia cho rằng cả hai sẽ khuếch đại lẫn nhau.

Chi tiêu sẽ bị giới hạn kể từ năm tài khóa mới, tức ngày 1/10. Nhưng tác động có thể xuất hiện trước đó, chẳng hạn việc dừng hỗ trợ Covid-19 hoặc các khoản vay sinh viên. Dù vậy, những thay đổi này có khả năng không được thể hiện trên GDP.

Việc giới hạn chi tiêu tài khóa có thể sẽ diễn ra đúng vào thời điểm nền kinh tế Mỹ suy yếu. Khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế học cho thấy GDP quý III và IV của Mỹ có khả năng ghi nhận mức giảm 0,5%.

"Số nhân tài khóa (đo lường hiệu quả của việc tăng chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ đối với GDP) thường tăng cao trong thời kỳ suy thoái. Vì thế, nếu kinh tế Mỹ bước vào suy thoái, việc giảm chi tiêu tài khóa sẽ tác động lớn hơn tới GDP và việc làm", ông Michael Feroli - chuyên gia kinh tế trưởng Mỹ tại JPMorgan Chase & Co. - nhận định.

Nhưng ông vẫn tin rằng Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái. Bất chấp việc Fed tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái, nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đang chống chịu tốt.

Tác động không nhỏ

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong hơn 50 năm. Theo một nghiên cứu của Fed San Francisco, người tiêu dùng vẫn còn một khoản tiết kiệm lớn do hạn chế chi tiêu trong thời kỳ đại dịch.

Các quan chức Fed sẽ phải tính toán nhiều thứ. Ngoài tác động của thỏa thuận về trần nợ công đối với triển vọng kinh tế, thị trường tiền tệ và thanh khoản cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Thêm vào đó, Mỹ đã đạt giới hạn nợ 31.400 tỷ USD hồi tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ dùng toàn bộ tiền mặt để tiếp tục thanh toán.

Một khi nỗi lo về trần nợ qua đi, cơ quan này sẽ buộc phải tăng cường bán trái phiếu kho bạc để tăng tiền mặt. Làn sóng này có thể rút cạn thanh khoản từ hệ thống tài chính, dù rất khó đánh giá tác động một cách chính xác.

Bản thân Fed cũng đã bán danh mục đầu tư trái phiếu lên tới 95 tỷ USD mỗi tháng. Động thái này sẽ được giới quan sát theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới.

Xét về lâu dài, quy mô của việc thắt chặt chi tiêu chắc chắn sẽ tác động đến nợ công của Mỹ.

Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Mỹ cần siết ngân sách cơ bản (không tính tiền trả lãi) thêm 5 điểm phần trăm GDP "để nhanh chóng giảm nợ công vào cuối thập kỷ này".

Nguồn: Tránh được vỡ nợ, nền kinh tế Mỹ phải trả giá

https://tapchiketoankiemtoan.vn/

PV

URL: https://tapchiketoankiemtoan.vn/tranh-duoc-vo-no-nen-kinh-te-my-phai-tra-gia-d835.html

© tapchiketoankiemtoan.vn

Hotline: 098 1696069

  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới

Thông tin hiệp hội

Cơ quan chủ quản

Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Trụ sở: Tầng 1 toà New Center số 27 ngõ 26 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Thông tin tạp chí

Giấy phép hoạt động báo điện tử: QĐ số: 540/GP-BTTTT của Bộ thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 23/08/2021; Số: 05/TTKHCN-ISSN của Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cấp ngày 14/02/2023

Chủ tịch Hội đồng biên tập: GS.TS. Đoàn Xuân Tiên

Tổng Biên Tập: GS.TS. Chúc Anh Tú

Phó Tổng Biên Tập: ThS. Đàm Thị Lệ Dung

Trụ sở: Tầng 1 toà New Center số 27 ngõ 26 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Thông tin liên hệ

Email liên hệ: toasoanketoankiemtoan@gmail.com

Email nhận bài Tạp chí in: banbientapvaa@gmail.com

Liên hệ truyền thông: truyenthongaav@gmail.com

Hotline: 098 169 6069
Cấm sao chép dưới mọi hình thức trên TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN, nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Coppyright © 2022 TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN. All rights reserved.