Hưng Yên thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

14:24 26/07/2024
Cỡ chữ
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hưng Yên đã và đang từng bước nâng cao năng suất, chất lượng ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho người dân.

Giai đoạn 2021-2022, sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 – NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục có những chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Đến năm 2023, tỉnh đã tỉnh đã ban hành mới và rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tiếp tục cho thực hiện 52 đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ để tổ chức thực hiện Nghị quyết. 

hy1
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, thăm HTX trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

Theo đó, kinh tế nông nghiệp đã có bước phát triển khá. Từ năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2023, toàn tỉnh đã chuyển 2.190 ha (bình quân 876ha/năm) đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn (đạt 62,6% mục tiêu Nghị quyết), nâng tổng số diện tích đã chuyển đổi lên 19.240ha (mục tiêu Nghị quyết mỗi năm chuyển đổi khoảng 600-700 ha),  tăng trên 11,3% so với năm 2020. Chính vì vậy, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp hàng năm đều giảm (mỗi năm giảm khoảng 1.000ha, chủ yếu đất lúa) cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị,…nhưng diện tích nhiều loại cây trồng có giá trị thu nhập cao tăng nhanh. Đến năm 2023, diện tích canh tác lúa 30.845,6ha và diện tích gieo trồng lúa 53.652,8ha; đang có xu hướng chuyển dịch sang các loại cây trồng như nhãn, vải, múi cam bưởi,… Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh; các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục được triển khai tích cực, từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn Việt GAP, hữu cơ, ... giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác đạt trên 230 triệu đồng/ha vào năm 2022, tăng trên 30 triệu đồng/ha so với năm 2020 (mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19); năng suất, sản lượng một số cây trồng tăng cao so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại tăng cao; thủy sản tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất,… Công tác vệ sinh ATTP được tăng cường, đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh. Công tác thủy lợi được thực hiện tốt, đảm bảo cho sản xuất và yêu cầu kế hoạch đặt ra.
Nhờ triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 – NQ/TU mà Chương trình xây dựng nông thôn mới được người dân biết đến, tích cực hưởng ứng và đã đạt được nhiều kết quả. Các nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân sản xuất cơ bản đáp ứng yêu cầu nên người dân có điều kiện khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều giảm nhanh xuống còn 1,93%. Trong đó, hộ nghèo không có khả năng lao động là 4.558 hộ, chiếm 58,03%. Trên cơ sở đó, một số xã trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ nghèo đa chiều đạt dưới 1% như: Đình Cao, Tiên Tiến, Đoàn Đào (Phù Cừ); Minh Châu, Yên Phú, Hoàn Long (Yên Mỹ); Thắng Lợi, Xuân Quan, Long Hưng (Văn Giang)... Qua quá trình thực hiện Nghị quyết cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong công tác triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.
 

hy2
Tổ chức xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm

Thời gian tới, tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 09/NQ-TU. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc những nội dung cơ bản của Nghị quyết; Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và an toàn, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn.Tiếp tục thực hiện đề án chăn nuôi tập trung, chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp thực hiện tốt NQ 330 và NQ 214 của Hội đồng nhân dân tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi. 
Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, chú trọng đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, bộ định mức kinh tế kỹ thuật, danh mục dịch vụ sự nghiệp công, các dự án đầu tư công,…công tác tinh giản biên chế, tinh gọn đầu mối, công tác tổ chức,…, tiếp tục cơ cấu mạnh mẽ các lĩnh vực CN, TT, TS, PTNT, cơ giới hoá, HTX, ….thuộc ngành NN trên địa bàn tỉnh. Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò quản lý của các cấp chính quyền và sức mạnh các đoàn thể chính trị xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

zyro-image
partner-01
partner-06
logo-kiem-toan-nha-nuoc-viet-nam
logo-bo-tai-chinh

Thông báo