• Thứ Tư, ngày 23 tháng 07 năm 2025, 15:45:51
  • Thông tin tòa soạn
  • Hotline: 098 169 6069
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
  • Tạp Chí
  • Nhận, phản biện bài trực tuyến
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
    • Tin thời sự
    • Tin hiệp hội
  • Nghiên cứu trao đổi
    • Tạp Chí Số 1+2 / Volume 1+2
    • Tạp Chí Số 3 / Volume 3
    • Tạp Chí Số 4 / Volume 4
    • Tạp Chí Số 5 / Volume 5
    • Tạp Chí Số 6 / Volume 6
    • Tạp Chí Số 7 / Volume 7
    • Tạp Chí Số 8 / Volume 8
    • Tạp Chí Số 9 / Volume 9
    • Tạp Chí Số 10 / Volume 10
    • Tạp Chí Số 11 / Volume 11
    • Tạp Chí Số 12 / Volume 12
  • Diễn đàn kế toán
    • Thông tin doanh nghiệp
    • Kế toán - Kiểm toán với Doanh nghiệp
    • Tài chính - Thuế với Doanh nghiệp
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
    • Thuế
    • Tài chính
    • Ngân hàng
    • Chứng khoán
    • Bất động sản
    • Kế toán
    • Kiểm toán
  • Tạp Chí
    • Tạp chí 2024
    • Tạp chí 2023
    • Tạp chí 2022
    • Quản lý tạp chí
    • Quy định trích dẫn và chống đạo văn
    • Hội đồng biên tập
    • Quá trình hình thành và phát triển tạp chí
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban biên tập
    • Quy định bài viết
    • Quy trình phản biện
    • Thể lệ đăng bài

Tin hiệp hội

Tin trong nước

  • Tin thời sự
  • Tin hiệp hội

Nghiên cứu trao đổi

  • Tạp Chí Số 1+2 / Volume 1+2
  • Tạp Chí Số 3 / Volume 3
  • Tạp Chí Số 4 / Volume 4
  • Tạp Chí Số 5 / Volume 5
  • Tạp Chí Số 6 / Volume 6
  • Tạp Chí Số 7 / Volume 7
  • Tạp Chí Số 8 / Volume 8
  • Tạp Chí Số 9 / Volume 9
  • Tạp Chí Số 10 / Volume 10
  • Tạp Chí Số 11 / Volume 11
  • Tạp Chí Số 12 / Volume 12

Diễn đàn kế toán

  • Thông tin doanh nghiệp
  • Kế toán - Kiểm toán với Doanh nghiệp
  • Tài chính - Thuế với Doanh nghiệp

Nghiệp vụ

Tin Quốc tế

Chính sách mới

  • Thuế
  • Tài chính
  • Ngân hàng
  • Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Kế toán
  • Kiểm toán

Tạp Chí

  • Tạp chí 2024
  • Tạp chí 2023
  • Tạp chí 2022
  • Quản lý tạp chí
  • Quy định trích dẫn và chống đạo văn
  • Hội đồng biên tập
  • Quá trình hình thành và phát triển tạp chí
  • Cơ cấu tổ chức
  • Ban biên tập
  • Quy định bài viết
  • Quy trình phản biện
  • Thể lệ đăng bài
Hotline: 098 169 6069
  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới
  • Tạp Chí
  • Nhận,phản biện bài trực tuyến

Huế và giải pháp phát triển bền vững trên nền tảng di sản

15:33 |  23/07/2025

Huế là một trong sáu đô thị trực thuộc trung ương nhưng là thành phố duy nhất ở Việt Nam chọn con đường phát triển dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cố đô lựa chọn khai thác tối đa lợi thế đang sở hữu, đồng thời phát huy sức mạnh của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển nhanh và bền vững theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trải qua bao biến thiên lịch sử, Cố đô Huế vẫn giữ được một bản sắc văn hóa đặc biệt, nổi bật với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú, kết tinh từ hàng thế kỷ hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến, đặc biệt là thời Nguyễn. Chính nền tảng ấy tạo nên một nguồn lực to lớn – không chỉ trong bảo tồn văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Huế trong thời đại công nghiệp văn hóa và cách mạng số.

Huế – vùng đất cổ kính bên bờ sông Hương – từ lâu đã được xem là viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Di sản – nguồn tài nguyên chiến lược của thành phố Huế

Hiện nay, thành phố Huế đang sở hữu một hệ thống di sản đáng tự hào: 8 danh hiệu do UNESCO ghi danh, gồm Di sản văn hóa vật thể (Quần thể Di tích Cố đô Huế), Di sản phi vật thể (Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam, Nghệ thuật hát Bài Chòi Trung bộ và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt), và Di sản tư liệu (Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh). Đây là một hiện tượng hiếm có ở Việt Nam và khu vực, thể hiện chiều sâu, tầm vóc và tính toàn diện của kho tàng di sản Huế.

Cố đô Huế sở hữu hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú, kết tinh từ hàng thế kỷ hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến.

Bên cạnh đó, Huế còn có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 93 di tích cấp quốc gia, 106 di tích cấp thành phố, 8 di sản phi vật thể cấp quốc gia, hơn 520 lễ hội truyền thống, cùng hàng chục làng nghề thủ công như đúc đồng, làm nón lá, tranh dân gian, mộc bản, pháp lam, dệt dèng… đặc biệt là một di sản ẩm thực phong phú với hàng trăm món ăn cung đình và dân gian độc đáo. Mỗi yếu tố nêu trên đều là “hạt giống” để hình thành các sản phẩm văn hóa sáng tạo, phục vụ cho du lịch, giáo dục, giải trí và quảng bá quốc tế.

Không dừng lại ở việc lưu giữ, Huế đang chuyển mình để biến di sản thành động lực phát triển – một chiến lược mang tính thời đại, phù hợp với chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa mà Đảng và Nhà nước đã xác định.

Từ bảo tồn đến phát triển: Động lực mới từ công nghiệp văn hóa

Trong những năm gần đây, Huế đã mạnh dạn xác lập hướng đi mới: phát triển kinh tế từ di sản, gắn với mô hình công nghiệp văn hóa. Đây là lựa chọn đúng đắn và đầy tiềm năng, bởi di sản Huế không chỉ là “cái đã có” cần được bảo tồn, mà còn là chất liệu sáng tạo để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như: điện ảnh, thời trang, thiết kế, âm nhạc, trò chơi điện tử, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, quảng bá nghệ thuật số...

Huế định hướng phát triển kinh tế từ di sản, gắn với mô hình công nghiệp văn hóa.

Các đề án, dự án như “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế -Kinh đô ẩm thực”; các chương trình “Tuần lễ áo dài cộng đồng”, “Lễ hội Áo dài”, “Lễ hội ẩm thực”, “Lễ hội đèn lồng”, “Lễ hội lân, sư, rồng” hay các dự án phục dựng múa hát cung đình, trò chơi cung đình và dân gian, trang phục cung đình và cổ phục, phục dựng, mô phỏng các công trình kiến trúc cổ… đã cho thấy năng lực khai thác di sản để tạo ra các sản phẩm văn hóa mang tính thương mại và lan tỏa. Những chương trình này không chỉ gìn giữ di sản mà còn tái cấu trúc chúng trong hình thái mới, gần gũi với công chúng đương đại và du khách quốc tế.

Năng lực khai thác di sản của Huế tạo ra các sản phẩm văn hóa mang tính thương mại và lan tỏa.

Việc Huế được định hướng trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực cũng là một bước tiến chiến lược, mở ra cánh cửa kết nối di sản với mạng lưới sáng tạo toàn cầu.

Cơ hội lớn từ AI và công nghệ số

Cùng với công nghiệp văn hóa, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những triển vọng mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều ứng dụng công nghệ đang được triển khai như:

Số hóa di sản: Các bộ sưu tập cổ vật, mộc bản, châu bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình, tư liệu Hán Nôm… đang được số hóa với công nghệ 3D, sử dụng AI để hỗ trợ hệ thống hóa và dịch văn bản Hán Nôm, giúp lưu trữ, tra cứu và phổ biến rộng rãi qua mạng Internet.

Không gian thực tế ảo (VR): Dự án tái hiện Hoàng cung, điện Cần Chánh hay các công trình đã bị hủy hoại, các lăng tẩm hoàng gia, đàn Nam Giao, Hổ Quyền... bằng VR giúp du khách có thể “du hành thời gian” để khám phá Cố đô trong trạng thái nguyên bản.

AI tạo nội dung văn hóa: Ứng dụng AI để mô phỏng phục trang, nhạc lễ, ngôn ngữ cung đình, ẩm thực cung đình... giúp tạo ra những sản phẩm giáo dục, trò chơi, phim ảnh, sách tương tác mang tính truyền cảm hứng và khai thác thương mại cao.

Bản đồ di sản số, app du lịch thông minh: Cho phép cá nhân hóa trải nghiệm khám phá Huế dựa trên hành trình, sở thích, thời gian của từng du khách.

Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những triển vọng mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.

Việc ứng dụng AI và công nghệ số không chỉ nâng cao hiệu quả quảng bá, mà còn mở rộng khả năng tiếp cận di sản cho giới trẻ và bạn bè quốc tế, nhất là trong kỷ nguyên số toàn cầu hóa.

Những giải pháp chiến lược để phát triển bền vững trên nền di sản

Để biến tiềm năng thành hiện thực, cần có những giải pháp chiến lược mang tính đồng bộ:

1. Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp văn hóa gắn với di sản: Trong đó các lĩnh vực như thời trang truyền thống (áo dài, pháp lam, trang sức), ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn cung đình, thiết kế mỹ thuật, trò chơi văn hóa… cần được hỗ trợ từ chính sách đến đầu tư, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sáng tạo đến tiêu dùng.

2. Phát triển nguồn nhân lực sáng tạo: Đào tạo đội ngũ nghệ nhân, nhà thiết kế, lập trình viên, đạo diễn, nhà nghiên cứu di sản có khả năng sáng tạo sản phẩm mới từ chất liệu văn hóa truyền thống. Kết nối với các trường đại học, viện nghiên cứu, nghệ sĩ độc lập và startup công nghệ.

3. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào di sản: Xây dựng cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào bảo tồn, phục dựng, kinh doanh dịch vụ gắn với di sản; phát triển các trung tâm trải nghiệm, bảo tàng sống, không gian văn hóa sáng tạo tại Đại Nội, Kim Long, Bao Vinh, Gia Hội…

4. Hợp tác quốc tế và phát triển thương hiệu di sản Huế: Đẩy mạnh quảng bá di sản Huế ra quốc tế thông qua các hoạt động văn hóa tại nước ngoài, liên hoan phim, hội chợ xúc tiến văn hóa, du lịch, kết nối UNESCO, các thành phố sáng tạo và tổ chức văn hóa quốc tế.

5. Đổi mới mô hình quản lý di sản: Từ quản lý hành chính sang quản trị sáng tạo – nơi cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cùng tham gia trong việc khai thác di sản một cách bền vững và hiệu quả.

Huế đang đứng trước một thời cơ lớn chưa từng có.

Huế đang đứng trước một thời cơ lớn chưa từng có – khi di sản không còn là “tài sản để thờ phụng”, mà là nền móng để phát triển tương lai. Bằng cách kết hợp bản sắc văn hóa lâu đời với sức mạnh của công nghệ hiện đại và tư duy sáng tạo, thành phố hoàn toàn có thể trở thành hình mẫu điển hình cho mô hình phát triển “văn hóa dẫn đường” ở Việt Nam. Đó không chỉ là cách để bảo tồn, mà còn là phát huy di sản như một sức mạnh mềm, một nguồn lực sống động trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.

Hương Bình

URL: https://tapchiketoankiemtoan.vn/hue-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-tren-nen-tang-di-san-d4746.html

© tapchiketoankiemtoan.vn

Hotline: 098 1696069

  • Tin hiệp hội
  • Tin trong nước
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Diễn đàn kế toán
  • Nghiệp vụ
  • Tin Quốc tế
  • Chính sách mới

Thông tin hiệp hội

Cơ quan chủ quản

Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Trụ sở: Tầng 1 toà New Center số 27 ngõ 26 phố Đỗ Quang, Phường Yên Hòa, Thành phố Hà Nội

Thông tin tạp chí

Giấy phép hoạt động báo điện tử: QĐ số: 540/GP-BTTTT của Bộ thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 23/08/2021; Số: 05/TTKHCN-ISSN của Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cấp ngày 14/02/2023

Chủ tịch Hội đồng biên tập: GS.TS. Đoàn Xuân Tiên

Phó Tổng Biên Tập: ThS. Đàm Thị Lệ Dung

Trụ sở: Tầng 1 toà New Center số 27 ngõ 26 phố Đỗ Quang, Phường Yên Hòa, Thành phố Hà Nội

Thông tin liên hệ

Email nhận bài Tạp chí in: banbientapvaa@gmail.com

Liên hệ truyền thông: truyenthongaav@gmail.com

Hotline: 098 169 6069
Cấm sao chép dưới mọi hình thức trên TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN, nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Coppyright © 2022 TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN. All rights reserved.