Tâm lý bán tháo chứng chỉ quỹ: Nhà đầu tư tự “trói chân mình”

22:40 26/01/2023
Cỡ chữ

Thực tế, các quỹ đầu tư trái phiếu đều có đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp nắm giữ các trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Như Quỹ TCBF: Đây là Quỹ được quản trị và giám sát hoạt động độc lập bởi Ngân hàng Standard Chartered, được kiểm toán thường niên bởi Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young Việt Nam. Tiền mặt và tài sản đầu tư của Quỹ đều đang được gửi và lưu ký tại Ngân hàng Standard Chartered.

Ngân hàng Standard Chartered với hơn 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, là một thương hiệu ngân hàng nước ngoài hoàn toàn đáng tin cậy và uy tín, có mặt tại Việt Nam đã 116 năm với những sản phẩm ưu việt có thể trợ giúp và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young là một trong 4 công ty cung cấp dịch vụ nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính lớn nhất thế giới (Big Four), có mặt tại Việt Nam từ năm 1992 và cũng là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn 100% vốn đầu tư nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

Đây là hai tổ chức tài chính và kiểm toán danh tiếng và uy tín toàn cầu, hoạt động với những chuẩn mực và nguyên tắc thuộc đẳng cấp cao nhất. Các chuyên gia của cả hai tổ chức đều là những nhà quản lý điều hành chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm mang tầm quốc tế.

Bên cạnh đó, Danh mục tài sản của Quỹ TCBF có đến 90% là trái phiếu đại chúng được phát hành bởi các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, được niêm yết và giao dịch minh bạch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (như VinGroup, Vinhomes, Vincom Retail, Masan Group, CII… hay các ngân hàng như VietinBank,BIDV…). Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều được xếp hạng tín nhiệm bởi các Công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín. Vì vậy danh mục trái phiếu Quỹ đang nắm giữ hiện nay – là các trái phiếu có chất lượng tốt. Chứng chỉ quỹ của Quỹ TCBF là chứng chỉ đáng tin cậy, có mức độ an toàn cao, được những chuyên gia có kinh nghiệm quản lý và vận hành.

tam-ly-ban-thao-chung-chi-quy-nha-dau-tu-tu-troi-chan-minh
Hình ảnh minh hoạ (Tâm lý bán tháo chứng chỉ quỹ: Nhà đầu tư tự “trói chân mình”)

Tâm lý bán tháo chứng chỉ quỹ gây khó cho cả nhà đầu tư lẫn các quỹ đầu tư trái phiếu

Tuy nhiên, hiện nay, do các nhà đầu tư mất lòng tin vào các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn nên khả năng phát hành thêm 1 đợt trái phiếu mới để đáo hạn đợt cũ là không khả thi. Nhiều doanh nghiệp lớn như Novaland, Phát Đạt… hiện cổ phiếu giảm sàn liên tục cho chủ doanh bị bán giải chấp đã phản ánh một phần sự khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản trong thời điểm này.

Thực tế hiện nay hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân đã chọn mua chứng chỉ quỹ trái phiếu do các công ty quản lỹ quỹ TCC, SSIAM, MBCapital, Dragon Capital…phát hành. Điển hình như quỹ trái phiếu TCBF đến tháng 9/2022 có hơn 43.000 nhà đầu tư, trong đó gần một nửa nhà đầu tư chỉ nắm giữ dưới 5.000 chứng chỉ quỹ (tương đương giá trị khoảng 83 triệu đồng). 

Nhưng chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ, lại dễ bị tác động tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian qua. Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn tỷ đồng đã bị các nhà đầu tư rút khỏi các quỹ trái phiếu TCBF, SSIBF, MBBond và DCBF. Điều này đang gây áp lực rất lớn cho các công ty quản lý quỹ trái phiếu khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời. 

Hiện tượng này xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo lắng của các nhà đầu tư sau khi các vụ án liên quan đến trái phiếu liên tục diễn ra. Thời gian qua, có một thực tế là bất kỳ sản phẩm đầu tư nào liên quan đến từ khóa trái phiếu đều bị nhà đầu tư rao bán để nhanh chóng thu tiền về, nhằm bảo toàn nguồn vốn. Đồng thời lãi suất tiết kiệm tăng nhanh đã trở thành kênh hút tiền cạnh tranh trực tiếp với các kênh đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ.

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hoang mang, không phân biệt trái phiếu tốt xấu, muốn bán bằng mọi giá để thu tiền về. Kết quả là giá nhiều trái phiếu được chào bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật (gồm mệnh giá và lãi tích lũy). Trong một số trường hợp, để có nguồn mua lại chứng chỉ quỹ, các công ty quản lý quỹ phải hạ giá bán trái phiếu trong danh mục. Điều này gây thiệt hại cho chính nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ.

Chưa dừng lại ở đó, việc các trái phiếu xác lập giá thị trường thấp sẽ khiến cho các trái phiếu còn lại trong danh mục của các quỹ đầu tư bị định giá thấp tương ứng (theo nguyên tắc market-to-market). Điều này dẫn đến tổng giá trị danh mục giảm đáng kể và kéo theo giá mỗi chứng chỉ quỹ sụt giảm tương ứng. Đây cũng chính là mức giá mà công ty quản lý quỹ áp dụng khi mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư.

Minh chứng cho điều này, một thông báo của quỹ TCBF hôm qua (16/11) cho  biết, một trái phiếu chất lượng của tập đoàn hàng tiêu dùng mà quỹ nắm giữ gần đây được giao dịch với giá 88.888 đồng/ trái phiếu trong khi giá trị thật là 103.288 đồng, tức là giá thị trường thấp hơn 14% giá trị thật.

Nhiều trái phiếu trong danh mục nắm giữ của TCBF có tình trạng tương tự dẫn đến tổng giá trị danh mục NAV ngày 15/11 là 10.964 tỷ đồng, thấp hơn giá trị thật là 12.134 tỷ đồng. Điều này dẫn đến giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) được công bố để giao dịch là 14.851 đồng, thấp hơn giá trị thật của mỗi chứng chỉ quỹ là 16.280 đồng. 

Trước thực trạng này, Ban điều hành quỹ TCBF khuyến cáo các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian này và không nên bán lại chứng chỉ quỹ để tránh thiệt hại không đáng có.

Ban điều hành của quỹ TCBF kỳ vọng khi thị trường bình ổn hơn trong thời gian tới thì giá giao dịch trái phiếu trên thị trường dự kiến về đúng với giá trị thật và cao hơn hiện nay, thì giá chứng chỉ quỹ sẽ trở lại đúng giá trị thật và lợi nhuận kỳ vọng của quỹ có thể đạt đến 10%/năm như kế hoạch.

Ngọc Anh

Sudo Ecommerce
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Liên kết Website

partner-02
partner-01
partner-06
partner-04
z4967418710663-050c458c747fadd9be8b2038ca122484

Thông báo